Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Bất hợp lý với thị trường
Trao đổi với NTNN, chuyên gia kinh tế Phạm Minh Thụy (Viện Kinh tế-Tài chính) cho rằng: “Việc WB khuyến nghị Việt Nam tăng giá điện đã diễn ra từ 20 năm trước chứ không phải bây giờ. Tuy nhiên, mục tiêu của việc tăng giá điện là để giúp cho thị trường điện của ta lành mạnh, bền vững; khuyến khích được đầu tư từ doanh nghiệp, chứ không chỉ của nhà nước để đảm bảo điện cho nền kinh tế. Do vậy, không phải WB kiến nghị tăng giá điện thế nào thì chúng ta cứ phải theo khuyến nghị của họ”.
Thực tế theo vị chuyên gia này, nếu có sự cạnh tranh lúc này thì giá điện chắc chắn sẽ giảm chứ không phải tăng. Song EVN đang gần như hoạt động độc quyền và được bao bọc, che chở bởi chính cơ quan chủ quản nên chỉ biết đòi tăng giá điện chứ không nghĩ đến việc giảm giá xuống.
Nền kinh tế sẽ phá sản, nếu…
Theo bà Phạm Chi Lan, khuyến nghị tăng giá điện tới 40% trong 3 năm của WB chắc chắn cần phải xem lại, cách tính của họ dựa trên cơ sở nào, bối cảnh nào. “Bao nhiêu khuyến nghị cải cách của họ không phải ta đều nghe hết. Vậy tại sao chỉ khuyến nghị tăng giá điện lên 40% ta lại chú trọng đến vậy. Tôi cho rằng, Việt Nam không thể thực hiện theo khuyến nghị này của WB. Bởi làm như vậy là chúng ta đang lạm dụng lời khuyên của người ta cho việc của mình. Chưa kể, nếu tăng tới 40% dù trong 3 năm tới thì nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ đi tới chỗ phá sản thay vì sự “dọa” phá sản của EVN”-bà Lan quả quyết.
Ông Phạm Minh Thụy thì khẳng định: Tăng giá điện chắc chắn sẽ tác động mạnh tới lạm phát, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. “Các doanh nghiệp với công nghệ tiêu hao năng lượng lớn song không phải cứ tăng giá điện mạnh sẽ làm họ chuyển giao công nghệ ngay được. Hiện doanh nghiệp sắt, thép, xi măng đang tiêu tốn điện rất lớn, có thể nói là phung phí điện song giá điện vẫn chỉ nên tăng vừa phải để các doanh nghiệp này dần điều chỉnh”- ông Thụy nói.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng đồng tình và cho rằng, bối cảnh hiện nay, đầu vào của nền kinh tế đang giảm thì người dân khó có thể chấp nhận việc ngành điện lại đòi tăng giá mà lại nêu khuyến nghị của WB là tăng giá tới 40%. “Dù lâu dài, giá điện phải theo thị trường thì EVN cũng phải có sự lý giải hợp lý, tăng bao nhiêu, như thế nào, chứ không chỉ “nghe theo” những khuyến nghị chỉ có lợi cho mình”-ông Long nhấn mạnh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.