Có một ngành được chuyên gia khuyên nên học, sau tốt nghiệp nhận mức lương "trong mơ"

Tào Nga Thứ hai, ngày 17/06/2024 09:30 AM (GMT+7)
Đây là ngành học hot, có sức hút mỗi mùa tuyển sinh, đa dạng phương thức xét tuyển. Đặc biệt, sau khi sinh viên tốt nghiệp có thể thương lượng với doanh nghiệp mức lương hấp dẫn.
Bình luận 0

Ngành Quản trị nhân lực "hot" như thế nào?

Theo Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM, ngành quản trị nhân lực (Human Resource Management)) còn được gọi là ngành "khai thác nguồn tài nguyên con người" và thường được hiểu như sau: Quản trị nhân lực là tất cả các hoạt động chính sách và quyết định quản lý liên quan việc khai thác, sử dụng nguồn nhân sự một cách hiệu quả nhằm hướng đến mục tiêu chung là ổn định và phát triển.

Để duy trì sự ổn định và mang đến hiệu quả cao trên tiến trình hoạt động của các doanh nghiệp đòi hỏi các đơn vị này phải tăng cường công tác tuyển lọc và xây dựng nguồn lực quản lý. Nắm bắt được tiềm năng phát triển của ngành nghề, rất nhiều thí sinh chọn ngành Quản trị nhân lực để theo học.

Có một ngành được chuyên gia khuyên nên học, sau tốt nghiệp nhận mức lương "trong mơ"- Ảnh 1.

Thí sinh tham dự ngày hội tư vấn tuyển sinh năm 2024. Ảnh: Tào Nga

Chia sẻ từ Trường Đại học Thương mại, học Quản trị nhân lực sẽ có kiến thức cơ bản về kinh tế, quản trị kinh doanh; có tư duy hệ thống và kiến thức toàn diện về quản trị nhân lực, làm chủ được các kỹ năng nghề nhân sự, có khả năng làm việc độc lập, tự chủ, sáng tạo và giải quyết được các vấn đề chuyên môn về nhân sự, có năng lực thích nghi và tự học tập suốt đời. 

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Quản trị nhân lực doanh nghiệp có cơ hội đảm nhận các vị trí việc làm cụ thể như:

- Chuyên viên: tuyển dụng và thu hút nhân tài, đào tạo và phát triển nhân lực, tiền lương và phúc lợi, đánh giá và quản trị hiệu suất, truyền thông nội bộ và xây dựng văn hoá doanh nghiệp, đối tác nhân sự (HRBP);

- Tư vấn viên độc lập về nhân sự, trưởng phòng/giám đốc nhân sự (sau khi tích luỹ kinh nghiệm phù hợp);

- Nghiên cứu viên, giảng viên chuyên ngành Quản trị nhân lực (nếu tiếp tục được đào tạo ở bậc sau đại học);

- Khởi nghiệp, làm chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực tư vấn, đào tạo về quản trị nhân lực.

TS. Thái Trí Dũng, Giám đốc chương trình Quản trị nhân lực, Trường Đại học Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước khẳng định: "Để một đất nước và doanh nghiệp phát triển thì nguồn nhân lực là yếu tố kỳ quan trọng, cho nên công việc liên quan đến quản lý nguồn nhân lực là một trong những mảng luôn luôn có sức hút từ thị trường lao động. Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và thị trường lao động TP.HCM, giai đoạn 2018 đến 2025 cả nước có nhu cầu 2,3 triệu việc làm trong đó việc làm liên quan tới ngành quản lý nguồn nhân lực và hành chính chiếm 33%. Đó cũng là một con số để chứng minh rằng những công việc liên quan tới lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực và quản trị hành chính thì luôn luôn có một sức hút nhất định".

Học ngành Quản trị nhân lực ở đâu, điểm chuẩn bao nhiêu

Là một ngành "hot" với nhu cầu tuyển dụng cao, hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành nhân sự ở cả trong và ngoài nước. Đây cũng là cơ hội cho nhiều thí sinh có thể xem xét và lựa chọn ngôi trường phù hợp nhất với năng lực và điều kiện của bản thân. Có thể kể đến một số trường đại học đào tạo ngành này như Trường Đại Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Trường Đại học Mở TP.HCM,... qua nhiều theo nhiều phương thức: Xét tuyển thẳng, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, Xét học bạ kết hợp, Xét IELTS kết hợp hoặc xét kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường. 

Ngành Quản trị nhân lực xét tuyển theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT các khối A00; A01; D01; D07, D02, D03, D04, D06, D07... Năm 2023, điểm chuẩn của ngành này tại Trường Đại học Ngoại thương là 27,7 điểm; Trường Đại Kinh tế Quốc dân lấy 27,10 điểm; Trường Đại học Thương Mại với 25,90 điểm; Trường Đại học Kinh tế TP.HCM lấy 26,20 điểm; Trường Đại học Mở TP.HCM lấy 24,30 điểm; Trường Đại học Công nghệ TP.HCM với 16 điểm...

Có mức điểm chuẩn cao cho thấy ngành Quản trị nhân lực đang thu hút các thí sinh mỗi kỳ xét tuyển đại học. Điểm chuẩn cao, đồng nghĩa với việc sinh viên ra trường có nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập cao. 

Theo Học viện Bưu chính Viễn thông, mức lương ngành quản trị nhân lực phụ thuộc vào vị trí làm việc. Ở những vị trí việc làm khác nhau thì lương ngành quản trị nhân lực cũng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

Đối với sinh viên mới tốt nghiệp: Các bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm và đây là giai đoạn các bạn cần phải tích lũy kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế. Vì vậy, mức thu nhập trung bình của đối tượng này thường sẽ rơi vào 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Mức lương này còn có thể tăng nếu bạn hoàn thành tốt công việc.

Lương của một chuyên viên quản lý nhân sự tổng hợp: Đây là vị trí công việc sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng. Công việc chính lúc này của bạn sẽ là sàng lọc hồ sơ, kết quả, tìm kiếm những ứng viên và lên danh sách, lịch phỏng vấn, quản lý các hồ sơ, giấy tờ quan trọng của các ứng viên, đồng thời giải quyết các công việc mà cấp trên giao phó.

Lương ngành quản trị nhân lực ở vị trí này thường sẽ giao động trong khoảng từ 5 – 12 triệu đồng/ tháng. Với mức kinh nghiệm đạt từ 2 – 5 năm tùy theo chính sách của từng công ty, doanh nghiệp đặt ra.

Mức lương của giám sát nhân sự cấp trung: Giám sát nhân sự cũng thuộc ngành quản trị nhân sự. Đây là người có nhiệm vụ tạo ra một môi trường làm việc phù hợp với định hướng và tiêu chí mà công ty đã đặt ra. Đồng thời, họ cũng sẽ đưa ra các chiến lược, kế hoạch hoạt động cho các nhân viên của mình.

Mức lương ngành quản trị nhân lực của giám sát nhân sự cấp trung thường sẽ giao động trong khoảng 10 – 20 triệu đồng/ tháng.

Mức lương của trưởng phòng tiền lương và phúc lợi: Trưởng phòng tiền lương và phúc lợi là vị trí có nhiệm vụ đảm nhiệm vai trò trong việc lương thưởng, phúc lợi cho toàn bộ nhân sự có trong công ty. Vị trí này thường sẽ đòi hỏi mức kinh nghiệm từ 8 – 12 năm. Thông thường trình độ yêu cầu cũng sẽ là cử nhân trở lên ở các ngành học liên quan. Mức lương ngành quản trị nhân lực cho vị trí này thường sẽ giao động từ 20 – 40 triệu đồng/ tháng.
Mức lương phó phòng nhân sự: Phó phòng nhân sự sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ công việc cho trưởng phòng trong các công việc như: điều hành, tổ chức, lên kế hoạch và thực hiện các công việc về quản trị nhân sự. Đồng thời cũng sẽ thực hiện một số công việc khác mà trưởng phòng phân công.
Mức lương trưởng phòng nhân sự: Trưởng phòng nhân sự sẽ là người chịu trách nhiệm cao nhất về các vấn đề liên quan đến tuyển dụng, đào tạo nhân sự. Trưởng phòng nhân sự sẽ có vai trò quản lý, sắp xếp và giám sát các công việc của cấp dưới. Đảm bảo công việc quản trị nhân sự đạt hiệu quả cao nhất. Mức lương ngành quản trị nhân lực trung bình của vị trí này sẽ từ 15 – 45 triệu đồng/ tháng.

Với yêu cầu thâm niên làm việc từ 3 – 6 năm, mức lương ngành quản trị nhân lực của vị trí này sẽ nằm trong khoảng từ 12 – 30 triệu đồng/ tháng.

Mức lương của giám đốc nhân sự: Giám đốc nhân sự là người có các hoạt động công việc, chịu trách nhiệm cao nhất trong việc triển khai các kế hoạch của công ty.

Ngoài ra, giám đốc còn chịu trách nhiệm giám sát số liệu, các chiến lược, kế hoạch liên quan đến tuyển dụng, đào tạo nhân sự, phát triển môi trường làm việc trở nên tốt hơn,… Mức lương ngành quản trị nhân lực của vị trí này cũng sẽ giao động từ 30 – 100 triệu đồng/ tháng.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem