Theo chính sách của Quyết định số 1956/QĐ-TTg thì lao động nông thôn thuộc diện hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp nghề và học nghề dưới 3 tháng tại địa phương không được nhận tiền hỗ trợ để đi học nơi khác. Tuy nhiên, hiện Bộ NNPTNT đang xây dựng chính sách cấp “Thẻ học nghề” cho người học. Với hình thức này, người học có thể mang Thẻ học nghề tới đăng ký học ở bất cứ cơ sở nào mà người học có nhu cầu.
Tôi được biết, Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTBXH) đang thí điểm đặt hàng dạy nghề cho lao động nông thôn. Việc tổ chức đặt hàng dạy nghề thí điểm được thực hiện theo hình thức nào? (Phạm Minh Hương, Gia Bình, Bắc Ninh)
Có 2 hình thức chính đặt hàng dạy nghề.
Thứ nhất, theo Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn tại các tỉnh, thành: Sở LĐTBXH đại diện cho UBND tỉnh là đầu mối “đặt hàng” dạy nghề cho lao động nông thôn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Thứ hai, theo các mô hình thí điểm của Ban chỉ đạo T.Ư thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg (thông qua Tổng Cục dạy nghề, Bộ LĐTBXH). Riêng năm 2009-2010, Tổng cục Dạy nghề đã đặt hàng dạy nghề theo các mô hình thí điểm cho 18.000 lao động nông thôn gồm 4 nhóm: Nhóm lao động làm nông nghiệp (ở các vùng núi, vùng chuyên canh); nhóm lao động trong các làng nghề ở vùng đồng bằng; nhóm nông dân chuyển nghề sang công nghiệp, dịch vụ (ở vùng núi và vùng đồng bằng, trung du) và nhóm đánh bắt xa bờ ở các tỉnh duyên hải miền Trung (học sửa chữa máy tàu thủy; chế biến và bảo quản thủy sản).
Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTBXH)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.