Coi chừng email lừa đảo "tặng" kèm mã độc!

Ngọc Phạm Thứ năm, ngày 01/09/2016 12:55 PM (GMT+7)
Email lừa đảo vẫn đang là cách thức được các tin tặc sử dụng dai dẳng suốt thời gian qua.
Bình luận 0

Các nhà nghiên cứu tại Kaspersky Lab vừa phát hiện ra một làn sóng tấn công an ninh mạng bằng email lừa đảo với tập tin đính kèm độc hại, được đặt tên Operation Ghoul. Phần lớn email được gửi tới những nhà quản lý cấp cao tại nhiều công ty công nghiệp và kỹ thuật, sau đó nó lần tìm tới máy tính quản trị cao nhất trong hệ thống để đánh cắp thông tin.

img

Email lừa đảo như một "lưỡi câu" đánh trực tiếp vào sự cả tin của người dùng, khiến các hệ thống gặp nguy hiểm.

Theo Kaspersky Lab, các email này thoạt nhìn có vẻ đến từ một ngân hàng ở Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE). Chúng giống như thông báo thanh toán từ ngân hàng với tập tin đính kèm, nhưng thực tế tập tin này lại chứa mã độc.

Sau khi lây nhiễm thành công, phần mềm độc hại sẽ thu thập những thông tin đáng giá từ máy tính nạn nhân, như tổ hợp phím, dữ liệu clipboard (trong bộ nhớ đệm), thông tin máy chủ FTP, thông tin các tài khoản trên trình duyệt, thông tin tài khoản từ tin nhắn người dùng (Paltalk, Google talk, AIM,...), thông tin tài khoản từ email người dùng (Outlook, Windows Live Mail,...) và thông tin các ứng dụng đã cài đặt.

"Tây Ban Nha, Pakistan, Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, Ấn Độ, Ai Cập, Vương quốc Anh, Đức, Ả-rập Xê-út cùng nhiều quốc gia khác đã bị nhóm này tấn công, tổng cộng có 130 tổ chức từ 30 quốc gia", trích báo cáo của Kaspersky Lab.

img

Tỉ lệ các quốc gia bị ảnh hưởng bởi mã độc mới này.

Cũng trong dịp này, Kaspersky Lab đã công bố thông tin giải pháp Kaspersky Safe Kids của hãng được AV-TEST chứng nhận khả năng bảo vệ trẻ em trước các mối nguy hiểm trực tuyến. Cụ thể, trong quá trình kiểm tra, sản phẩm đã xác định chính xác 90% các trang có nội dung không phù hợp (bao gồm các trang web sex, chat room, trang hẹn hò, trao đổi thông tin bất hợp pháp, trang cờ bạc, trò chơi, mua sắm và các trang web về vũ khí).

Đối với các trang về vũ khí và đạn dược, Kaspersky Safe Kids đạt 99%; trong khi đó, Norton Family đạt 80% và Microsoft Family Safety đạt 0%. Kaspersky Safe Kids cũng được chứng nhận xác định chính xác 91% trang web có nội dung phù hợp với trẻ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem