Công nghệ nhận dạng khuôn mặt đang giúp Nga truy quét các đối thủ của Điện Kremlin

Huỳnh Dũng (Theo Reuters) Thứ sáu, ngày 31/03/2023 08:36 AM (GMT+7)
Một đánh giá của tờ Reuters về hơn 2.000 vụ kiện cho thấy cách Nga sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để xác định và truy quét các đối thủ của Điện Kremlin.
Bình luận 0

Andrey Chernyshov vừa bước vào một ga tàu điện ngầm ở Moscow trên đường tham gia một cuộc biểu tình phản chiến vào tháng 5/2022 thì bị cảnh sát chặn lại, thông báo rằng anh ta có tên trong danh sách truy nã và không giải thích gì thêm, hộ tống anh ta đến một văn phòng cảnh sát bên trong nhà ga.

Ở đó, các sĩ quan nói với nhân viên ngân hàng 51 tuổi rằng, hệ thống nhận dạng khuôn mặt của tàu điện ngầm đã đánh dấu anh ta để giam giữ vì hoạt động biểu tình của anh ta. Hơn một tuần trước đó, Chernyshov đứng một mình bên đài phun nước ở Quảng trường Pushkin ở trung tâm Mátxcơva và giơ cao tấm áp phích tự làm có nội dung “Hòa bình cho Ukraine", “Không có Chiến tranh” và “Tự do cho nước Nga”.

Một đánh giá của tờ Reuters về hơn 2.000 vụ kiện cho thấy cách Nga sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để xác định và truy quét các đối thủ của Điện Kremlin. Ảnh: @AFP.

Một đánh giá của tờ Reuters về hơn 2.000 vụ kiện cho thấy cách Nga sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để xác định và truy quét các đối thủ của Điện Kremlin. Ảnh: @AFP.

Được thả mà không bị buộc tội sau vài giờ, Chernyshov lại bị giam giữ sau đó cùng ngày khi anh ta về nhà. Lần này, anh được hỏi về quan điểm của mình đối với cuộc chiến ở Ukraine và Tổng thống Vladimir Putin. Một người đàn ông mặc thường phục tự nhận mình là quan chức của Trung tâm chống chủ nghĩa cực đoan của Nga, được người Nga gọi là Trung tâm E, và khuyên Chernyshov không nên tham gia các cuộc biểu tình trong tương lai vì anh ta còn phải chăm sóc con nhỏ.

Chernyshov, người có một cậu con trai 5 tuổi, cho biết: “Tôi coi lời nói của anh ấy như một lời đe dọa”. Chernyshov đã trải qua bảy giờ đồng hồ với cảnh sát vào ngày hôm đó.

Và đó không phải là kết thúc của câu chuyện. Cảnh sát lại bắt giữ Chernyshov trong tàu điện ngầm vào tháng 6, tháng 8 và tháng 9, và họ đã hai lần đến nhà anh để cảnh cáo anh ấy không được biểu tình. Vào tháng 6, anh ta đã bất chấp chính quyền bằng cách phát huy hiệu cho những người qua đường có nội dung “Không tham chiến” và “Nước Nga sẽ được tự do”.

Không có gì bí mật khi chính phủ Nga sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để theo dõi công dân. Năm 2017, thành phố Moscow đã công bố ra mắt một trong những mạng giám sát video nhận dạng khuôn mặt lớn nhất thế giới. Trong một thông cáo báo chí vào thời điểm đó, Cục Công nghệ Thông tin của Moscow cho biết 160.000 camera trên toàn thành phố - hơn 3.000 trong số đó được kết nối với hệ thống nhận dạng khuôn mặt - sẽ giúp ích cho việc thực thi pháp luật.

Giờ đây, một đánh giá của Reuters về hơn 2.000 vụ kiện cho thấy những chiếc camera này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc bắt giữ người biểu tình phản đối chiến sự Nga- Ukrainre.

Công nghệ nhận dạng khuôn mặt đang giúp Putin kiềm chế bất đồng với sự trợ giúp của công nghệ Mỹ. Ảnh: @AFP.

Công nghệ nhận dạng khuôn mặt đang giúp Putin kiềm chế bất đồng với sự trợ giúp của công nghệ Mỹ. Ảnh: @AFP.

Sau khi Nga tấn công Ukraine vào tháng 2 năm 2022, ngay từ đầu, chính quyền đã bắt đầu sử dụng tính năng nhận dạng khuôn mặt để ngăn chặn mọi người biểu tình, theo các cuộc phỏng vấn với hơn hai chục người bị giam giữ và thông tin do một nhóm giám sát của Nga thu thập. Nhận dạng khuôn mặt hiện đang giúp cảnh sát xác định và truy quét các đối thủ của Điện Kremlin như một biện pháp phòng ngừa, bất cứ khi nào họ chọn.

Daria Korolenko, một luật sư của OVD-Info, cho biết: “Đó là một phương pháp mới, đang được sử dụng để gây hiệu ứng ớn lạnh, đặc biệt là ở Moscow, nơi các cuộc biểu tình diễn ra lớn nhất và nơi mọi người biết rằng họ đang bị camera nhận dạng khuôn mặt theo dõi”.

Có một thực tế là công nghệ phương Tây đã hỗ trợ cho công nghệ này. Bởi Hệ thống nhận dạng khuôn mặt ở Moscow được cung cấp bởi các thuật toán do một công ty Belarus và ba công ty Nga sản xuất. Ít nhất ba trong số các công ty đã sử dụng chip của các công ty Mỹ Nvidia Corp hoặc Intel Corp kết hợp với các thuật toán của họ, Reuters nhận thấy.

Reuters tiếp cận để đưa ra bình luận, Nvidia và Intel cho biết họ đã tạm dừng tất cả các chuyến hàng đến Nga vào tháng 3 năm 2022 sau khi Hoa Kỳ thắt chặt các hạn chế xuất khẩu. Họ nói thêm rằng không phải lúc nào họ cũng biết sản phẩm của mình được sử dụng như thế nào.

Tờ Reuters đã phỏng vấn 29 người bị cảnh sát chặn lại ở các ga tàu điện ngầm ở Moscow. Tất cả trừ một người cho rằng họ bị gắn cờ tạm giam bằng nhận dạng khuôn mặt. Ít nhất 14 quan chức cho biết đã đề cập đến một hệ thống gọi là Sfera, hay Sphere. Bộ giao thông vận tải của Moscow đã tuyên bố trong một thông cáo báo chí vào tháng 12 năm 2022 rằng, hệ thống phân tích video Sfera của họ sử dụng công nghệ VisionLabs. Reuters không thể xác định những sản phẩm nào khác làm nền tảng cho Sfera.

Tốc độ ánh sáng

Tàu điện ngầm Moscow sử dụng nhận dạng khuôn mặt như một phần của hệ thống thanh toán tiền vé cũng như để đảm bảo an ninh. Hành khách được chụp ảnh khi họ đi qua cổng và thuật toán máy tính so sánh khuôn mặt với cơ sở dữ liệu hình ảnh. Theo 29 người bị giam giữ theo cách này, nếu hệ thống gắn cờ một hành khách để tạm giữ, cảnh sát sẽ phản hồi trong vòng vài giây hoặc vài phút. Alexander Zharov, một nhà hoạt động dân quyền 32 tuổi, đã ghi lại khoảnh khắc bị giam giữ trên điện thoại di động của mình vào tháng 8 năm ngoái và chia sẻ đoạn phim với Reuters.

Công nghệ nhận dạng khuôn mặt sử dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo để phân tích và nhận dạng khuôn mặt. Tàu điện ngầm Moscow đã triển khai các thuật toán từ ba công ty của Nga. Các công ty này là Tevian, một công ty trí tuệ nhân tạo được thành lập bởi các nhân viên tại Đại học quốc gia Moscow; NtechLab, từ năm 2018 được sở hữu một phần bởi công ty quốc phòng Nga Rostec State Corp; và VisionLabs, thuộc sở hữu của nhà điều hành di động lớn nhất của Nga, MTS.

Tàu điện ngầm Moscow sử dụng nhận dạng khuôn mặt như một phần của hệ thống thanh toán tiền vé cũng như để đảm bảo an ninh. Ảnh: @AFP.

Tàu điện ngầm Moscow sử dụng nhận dạng khuôn mặt như một phần của hệ thống thanh toán tiền vé cũng như để đảm bảo an ninh. Ảnh: @AFP.

Giám đốc điều hành của VisionLabs, Anton Nazarkin, nói với Reuters rằng công ty cung cấp tính năng nhận dạng khuôn mặt cho Moscow thông qua một bên thứ ba mà ông từ chối nêu tên. Ông cho biết thuật toán của VisionLabs đã được sử dụng trong hệ thống nhận dạng khuôn mặt của Moscow kể từ khi nó được triển khai khắp thủ đô trong thời gian diễn ra FIFA World Cup 2018 do Nga đăng cai và cũng được sử dụng trong hệ thống thanh toán Face Pay tự nguyện của thành phố. Nazarkin cho biết ông không biết công nghệ của công ty đang được sử dụng theo những cách khác nhau ra sao ở tàu điện ngầm trong bối cảnh nổ ra chiến sự Nga - Ukraine. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem