Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thời gian qua, Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM đã triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ theo hướng nghiên cứu, chọn tạo giống lan dendrobium, dưa lưới, cà chua bi, ớt ngọt, dưa lê… nhằm đáp ứng mục tiêu chung của Chương trình mục tiêu phát triển giống cây, giống con chất lượng cao trên địa bàn Thành phố.
Theo TS. Hà Thị Loan – Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM, Trung tâm còn có nhiều nghiên cứu ứng dụng chỉ thị sinh học phân tử trong đánh giá đa dạng di truyền, xác định độ thuần và tác nhân gây bệnh trên cây trồng do virus.
Ứng dụng chỉ thị sinh học phân tử được dùng để tạo giống hoa lan kháng virus bằng công nghệ chuyển gen RNAi; giống dưa leo kháng virus bằng công nghệ chỉnh sửa gen; tạo dòng thuần ớt ngọt bằng kỹ thuật nuôi cấy đơn bội; chọn dòng đinh lăng có hàm lượng saponin cao bằng chỉ thị phân tử.
Trung tâm đã thiết lập cơ sở dữ liệu trình tự DNA và phân tích, đánh giá sự đa dạng nguồn gen của 41 loài lan rừng Việt Nam, nhằm phục vụ công tác bảo tồn và lai tạo giống.
Trung tâm đã xây dựng được 15 quy trình phát hiện virus gây bệnh trên cây hoa lan, dưa leo, tiêu, cà chua, khoai tây, khoai mì, chuối, đu đủ, chanh dây, ớt. Đồng thời, thực hiện các dịch vụ phân tích và kiểm tra virus trên các loại cây trồng cho các công ty.
TS. Đinh Minh Hiệp – Giám Đốc sở NNPTNT, cho biết định hướng phát triển nông nghiệp của TP.HCM là phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học.
Để đạt được các mục tiêu phát triển nông nghiệp đô thị giai đoạn 2023-2025, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học là một trong những định hướng cần tập trung.
Theo TS. Hiệp, phát triển công nghệ sinh học là một hướng đi quan trọng trong sự phát triển nền nông nghiệp đô thị, và cũng là một phần của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Việc ứng dụng công nghệ sinh học, hệ thống nuôi cấy tế bào, di truyền phân tử, chiếu xạ gây đột biến, công nghệ chuyển gen, chỉnh sửa gen, kỹ thuật chỉ thị phân tử,... sẽ tạo ra các giống cây trồng và giống vật nuôi có khả năng chống chịu bệnh hại, tăng năng suất và chất lượng.
Công nghệ sinh học cũng giúp tạo ra các phương pháp nuôi trồng và chăn nuôi bền vững, giảm sử dụng hóa chất và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.
Hạt nhân để phát triển nông nghiệp ứng dụng cao là các Khu Nông nghiệp công nghệ cao, Trung tâm Công nghệ sinh học, các cơ sở trình diễn, thực nghiệm sản xuất ứng dụng công nghệ cao và các viện, trường.
TP.HCM đã và đang tập trung nguồn lực ưu tiên phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học hướng đến nền nông nghiệp dô thị, hiện đại bền vững.
"TP.HCM phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản lượng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 40 -50% giá trị sản lượng toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản", TS. Đinh Minh Hiệp cho biết.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.