Công ty chè đòi lại vườn chè đã bán?

Thứ ba, ngày 26/04/2011 14:52 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Dù đã bán 0,5ha chè cho gia đình ông Bùi Ngọc Hán, nhưng không hiểu sao Công ty cổ phần chè Chiềng Ve, Sơn La lại cương quyết đòi lại, và tòa án đã xử buộc gia đình ông Hán phải trả lại vườn chè.
Bình luận 0

Đi tìm "lý lịch" vườn chè

Năm 1969, Nông trường quốc doanh Chiềng Ve được thành lập tại xã ChiềngVe (nay là xã Chiềng Sơn) với nhiệm vụ sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm chè; khi đó ông Hán là công nhân Nông trường.

img
Nguy cơ mất vườn chè, khiến ông Hán đang hết sức lo lắng.

Năm 1994, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Nông trường nhiệm kỳ XIII về việc giao đất, giao chè cho các hộ gia đình, Phó Giám đốc Nông trường khi ấy là ông Khổng Ngọc Chương đã ký Quyết định số 49/QĐ-GĐ ngày 16.1.1994 "Chuyển giao cho gia đình ông Bùi Ngọc Hán được nhận và sở hữu lâu dài diện tích chè trồng năm 1976 là 0,5ha" với "số vốn Nông trường thu hồi là 3.195.000 đồng, quy đổi bằng 3.993kg chè búp tươi".

Ngày 15.12.1994, căn cứ vào Quyết định 217 ngày 14.11.1986 của Hội đồng Bộ trưởng về quyền tự chủ của xí nghiệp quốc doanh, Nông trường quốc doanh Chiềng Ve đã ký Hợp đồng kinh tế số 42 có nội dung: Nông trường quốc doanh Chiềng Ve bán cho ông Hán diện tích chè 0,5ha nêu trên, tới năm 2000 ông Hán phải trả hết nợ cho Nông trường.

Ông Bùi Minh Thuyên -nguyên Giám đốc kiêm Bí thư Đảng uỷ Nông Trường (1984-1998), khẳng định: Vào thời điểm ấy, khi Nông trường đứng bên bờ vực phá sản, việc bán vườn chè là chủ trương đúng đắn và hợp pháp. Trong hợp đồng mua bán giữa Nông trường và gia đình ông Hán đã ghi rõ là "bán thẳng"; không chỉ riêng ông Hán mà Nông trường đã “bán thẳng” cho cả trăm hộ công nhân như vậy.

Gần 20 năm lăn lộn với vườn chè, ông Hán đã trả đủ gốc và lãi cho Nông trường Chiềng Ve trước thời hạn 3 năm (năm 1997/2000); nộp thuế đầy đủ và đầu tư thâm canh nâng cao chất lượng vườn chè. Ông Hán tâm sự: Tôi đã thực hiện đúng hợp đồng kinh tế và vẫn lưu giữ đầy đủ những giấy tờ cần thiết để chứng minh tôi là chủ vườn chè này. Nhưng chẳng hiểu sao toà lại xử oan cho tôi?

Cạnh tranh không được thì thu hồi?

Lý do để Công ty cổ phần chè Chiềng Ve (chuyển đổi từ Nông trường quốc doanh Chiềng Ve năm 2005) kiện ông Hán đề nghị huỷ Hợp đồng số 42 là ông Hán đã "Vi phạm Hợp đồng kinh tế".

img Công ty cổ phần chè Chiềng Ve đòi huỷ hợp đồng kinh tế với ông Hán là không đúng vì việc mua bán của Nông trường với ông Hán là hợp pháp. Trong quyết toán hàng năm của Nông trường đã không còn những diện tích chè đã bán thẳng này trong danh mục tài sản chung. img

Năm 2006 ông Hán thành lập Công ty TNHH Hưng Hán, trồng và chế biến, kinh doanh các sản phẩm chè. Việc lập Công ty Hưng Hán là hợp pháp, có chứng nhận đăng ký kinh doanh hẳn hoi nhưng ác một nỗi là Công ty của ông Hán lại "ăn nên làm ra", cạnh tranh vùng nguyên liệu với Công ty cổ phần chè Chiềng Ve và ông Hán đã mang 5.000m2 chè mua được từ Nông trường góp vào vùng nguyên liệu của Công ty Hưng Hán.

Nhờ cơ chế thu mua thông thoáng với giá cao, đánh loại sản phẩm chè hợp lý nên ông Hán cũng mua được thêm một phần diện tích chè nữa của các chủ vườn khác (cũng mua thẳng vườn chè của Nông trường như ông Hán) nên việc cạnh tranh giữa Công ty cổ phần chè Chiềng Ve và ông Hán thêm bức xúc, dẫn tới ông Hán là đối tượng duy nhất bị kiện đòi vườn chè trong số cả trăm hộ mua vườn chè của Nông trường trước đây.

Tại phiên toà sơ thẩm ngày 27.7.2007, Toà án nhân dân huyện Mộc Châu đã xử huỷ Hợp đồng kinh tế số 42, giao vườn chè của ông Hán cho Công ty cổ phần chè Chiềng Ve; ngày 13.4.2011 Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mộc Châu đã tổ chức cưỡng chế với ông Hán nhưng ông Hán vẫn một mực kêu oan.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem