Cú sốc đồng hồ Apple Watch sẽ bị cấm bán vì vi phạm bằng sáng chế
Cú sốc đồng hồ Apple Watch sẽ bị cấm bán vì điều này
Huỳnh Dũng
Thứ hai, ngày 26/04/2021 10:06 AM (GMT+7)
AliveCor, một công ty tiếp thị phần cứng và dịch vụ ECG (điện tâm đồ cá nhân) đang tiến hành vụ kiện vi phạm bằng sáng chế chống lại Apple, và công ty này đang tìm cách cấm bán Apple Watch Series 4 và 5 tại Hoa Kỳ.
Theo đó, công ty AliveCor đang cáo buộc Apple về ba tội vi phạm bằng sáng chế ECG mới trong Apple Watch Series 4 và 5 và đang tìm cách cấm bán tất cả thiết bị Apple Watch vi phạm này tại Hoa Kỳ.
Apple Watch series 4 và 5 bị kiện
Được biết, AliveCor có trụ sở tại Mountain View, California chuyên sản xuất các thiết bị điện tâm đồ tại nhà mà mọi người có thể sử dụng để đo hoạt động điện tim. Họ tạo ra các thiết bị nhỏ mà người dùng giữ giữa các ngón tay trong 30 giây để đọc dữ liệu. AliveCor còn tự nhận mình là "công ty dẫn đầu toàn cầu về công nghệ và dịch vụ điện tâm đồ cá nhân (ECG) đã được FDA công nhận", họ cũng cáo buộc Apple đang cố gắng loại bỏ công ty này như một đối thủ cạnh tranh…
AliveCor đã thông báo rõ trên trang web của mình: "AliveCor […] đã đệ đơn khiếu nại lên Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC), cáo buộc Apple vi phạm ba bằng sáng chế của AliveCor. Bắt đầu từ năm 2011, AliveCor đã đầu tư rất nhiều vào việc đưa công nghệ phát hiện tim mạch tiên tiến, hỗ trợ bởi AI cho người dùng tiêu dùng. Những khoản đầu tư này đã tạo ra các sản phẩm độc đáo, thay đổi thị trường bao gồm:
- KardiaMobile, điện tâm đồ cá nhân có khả năng chẩn đoán lâm sàng tốt nhất trên thế giới.
- Điện tâm đồ cá nhân KardiaMobile 6L6 6 đầu đầu tiên và duy nhất.
- KardiaBand, phụ kiện thiết bị y tế đầu tiên được FDA chứng nhận.
- SmartRhythm –Công nghệ trí tuệ thông minh nhân tạo mang tính cách mạng giúp đánh giá hoạt động của tim để tìm các dấu hiệu của chứng rối loạn nhịp tim.
Công ty đã được FDA cho phép sử dụng công nghệ của mình để phát hiện một số rối loạn nhịp tim, bao gồm các trường hợp tiềm ẩn của chứng rung tâm nhĩ, nhịp tim chậm và nhịp tim nhanh. Và công ty không muốn cứ thiết bị nào sử dụng tính năng ECG liên quan tới các bằng sáng chế của công ty khi chưa có sự cho phép.
Ngoài việc tìm cách cấm bán thiết bị đồng hồ Apple Watch tại Mỹ, AliveCor cho biết họ còn muốn được bồi thường thiệt hại, phí luật sư và các biện pháp khắc phục hậu quả khác. Chúng ta hãy chờ xem câu chuyện này như thế nào trong tương lai nhé.
Apple lưu ý rằng, đơn kiện này nhằm ngăn chặn Apple bán Apple Watch tại Mỹ, điều này tất nhiên sẽ chặn doanh số bán thiết bị này tại Mỹ.
Đơn khiếu nại được gửi cùng ngày khi Apple đưa tính năng ECG mới lên Apple Watch Series 4, 5 và 6 tại Úc và Việt Nam, khi hãng này tiếp tục triển khai tính năng chẩn đoán sức khỏe phổ biến hơn trên toàn cầu.
Một câu hỏi khác là liệu AliveCor có định kiện Samsung, Fitbit và Withings vì vi phạm bằng sáng chế hay không, vì họ đã phát hành đồng hồ thông minh hỗ trợ ECG có chức năng tương tự như Apple Watch. Ban Biên tập trang Gizmodo đã liên hệ với cả AliveCor và Apple về thông tin này nhưng vẫn chưa nhận được hồi đáp nào từ cả hai bên.
Vào tháng 12 năm 2020, AliveCor đã đệ đơn kiện liên bang cáo buộc Apple vi phạm các bằng sáng chế tương tự. AliveCor cho rằng Apple Inc. đã vi phạm các bằng sáng chế đã được công bố trước, thông qua việc bán đồng hồ Apple sử dụng chức năng vi phạm tới các bằng sáng chế của công ty. Họ cho rằng, Apple cố tình sao chép công nghệ đã được cấp bằng sáng chế trước của AliveCor, dù Apple đã biết rõ về những bằng sáng chế này khi tạo ra Series 4, 5 và 6. — bao gồm khả năng đọc điện tâm đồ trên Apple Watch và thực hiện tính năng phân tích nhịp tim, cũng như Apple nỗ lực loại bỏ AliveCor như một đối thủ cạnh tranh trong thị trường phân tích công nghệ y học.
Thực tế, Apple đã phải đối mặt với một số vụ kiện trong quá khứ liên quan đến vi phạm bằng sáng chế. Năm 2016, công ty cảm biến nhịp tim Valencell đã kiện Apple và Fitbit. Công ty cáo buộc rằng Apple đã đánh cắp công nghệ cung cấp năng lượng cho cảm biến nhịp tim trong Apple Watch, lấy công nghệ này thông qua các tuyên bố hợp tác thiếu chân thành. Sau đó, vào năm 2018, Omni MedSci đã đệ đơn kiện gã khổng lồ công nghệ này vì vi phạm công nghệ theo dõi nhịp tim của họ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.