Đó là quan điểm của ông Nguyễn Xuân Dương (ảnh) - quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT, khi trao đổi với phóng viên Báo NTNN.
- Nhìn từ nhà máy chế biến thịt mát quy mô lớn của Masan mới khánh thành ở Hà Nam, theo ông, nó sẽ tạo ra cơ hội như thế nào để phát triển ngành chăn nuôi nước ta trong thời gian tới?
Hiện nay năng lực sản xuất chăn nuôi, nhất là nuôi lợn của chúng ta đã vượt trần so với nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam, vì vậy việc tìm thị trường xuất khẩu cho thịt lợn và các sản phẩm chăn nuôi nói chung là định hướng mà Chính phủ và Bộ NNPTNT đang thực hiện rất quyết liệt. Việc khánh thành tổ hợp giết mổ và chế biến thịt của Tập đoàn Masan vừa qua là một hoạt động theo định hướng đó của Bộ NNPTNT.
Nếu giải quyết được các vấn đề về chế biến thì chúng ta sẽ đảm bảo được nhiều mục tiêu. Thứ nhất là chúng ta có được sản phẩm thịt lợn sạch, chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng Việt Nam nhằm giữ thị trường trong nước. Thứ hai là chúng ta sẽ xuất khẩu sản phẩm đi các thị trường trên thế giới.
Đó mới thực sự là việc tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết nhằm truy xuất nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cũng là chia sẻ lợi nhuận của những người tham gia vào quá trình chăn nuôi, giết mổ và chế biến. Qua đó, tránh được tình trạng mỗi người tự kiếm một khu của riêng mình và cuối cùng chúng ta không có một ngành hàng thịt lợn, hay các ngành hàng thực phẩm có đủ sức mạnh để cạnh tranh tốt trong hội nhập ngày nay.
Dây chuyển giết mổ, chế biến thịt lợn theo quy chuẩn châu Âu của Tập đoàn Masan tại Hà Nam. ảnh: Trần Quang
Ông nhìn nhận khả năng xuất khẩu thịt lợn từ các nhà máy chế biến của Masan như thế nào?
Tôi cho rằng, hoàn toàn có khả năng. Nhà máy này sử dụng công nghệ của châu Âu, áp dụng quy trình kiểm soát của châu Âu nên đạt tiêu chuẩn cao.
Về nguồn nguyên liệu, nếu tổ chức sản xuất tốt, áp dụng các quy trình GAP trong các nông hộ thì thịt lợn của chúng ta sẽ có chất lượng tương tự như của châu Âu. Tuy nhiên, trước mắt thịt mát được tiêu thụ trong nước nên người tiêu dùng yên tâm sử dụng thịt mát trong thời hạn từ 10 đến 12 ngày mà không phải sử dụng thịt cấp đông, đông lạnh.
Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, bên cạnh việc tập trung cho các DN đầu tàu nhưng bằng mọi
Với sự vào cuộc của các DN lớn và đặc biệt là sự ủng hộ của Chính phủ, sự thay đổi tư duy sản xuất của người dân, chắc chắn chúng ta sẽ đưa được thịt lợn, thịt gia cầm, trứng gia cầm sang các nước phát triển”.
Ông Nguyễn Xuân Dương - Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi |
giá cũng không để người dân, nông hộ chăn nuôi bị bỏ lại phía sau. Vậy giải pháp nào để thực hiện điều đó?
Đúng như vậy, hiện nay chúng ta có hàng triệu hộ nông dân, Chính phủ không thể đến từng hộ để tuyên truyền và giúp họ được mà chúng ta phải thông qua các DN, hiệp hội, HTX. Do đó các chính sách và tinh thần động viên của chúng ta nên tập trung vào các chuỗi liên kết nhằm phát huy vai trò trung tâm của DN, họ sẽ là đầu tàu, là người phát hiện ra mệnh lệnh của thị trường.
Và cũng chính DN này họ sẽ đưa lại khẩu lệnh đó cho người chăn nuôi, trang trại, nông hộ để bà con làm theo tín hiệu của thị trường. Đơn cử như việc xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, vùng chăn nuôi an toàn sinh học..., việc này một DN không thể làm được mà cần có vai trò của Nhà nước, của các bộ, ngành, địa phương nhằm tạo cho mọi người có ý thức chăn nuôi sạch, an toàn, để từ đó các DN có vùng nguyên liệu an toàn, sau đó đưa lợn vào giết mổ, chế biến mới đảm bảo chất lượng.
Làm theo chuỗi liên kết như thế thì không phải chúng ta bỏ nông dân, nông hộ mà giúp họ đứng trong một tập thể chứ không làm ăn riêng lẻ nữa.
Còn đối với việc chăn nuôi theo tiêu chuẩn, tôi cho rằng hiện nay các tiêu chuẩn VietGAP, ASEANGAP, GLOBALGAP đều tốt và chất lượng, nhưng mỗi tiêu chuẩn đáp ứng từng phân khúc thị trường khác nhau.
Kế hoạch của chúng ta là tiến lên tiêu chuẩn GLOBALGAP, nhưng trong quá trình thực hiện phải có lộ trình để người nông dân, nông hộ có thể áp dụng nhuần nhuyễn VietGAP, ASEANGAP, còn các trang trại lớn có thể tiến lên tiêu chuẩn GLOBALGAP để dần dần, các nông hộ cũng có thể phấn đấu đạt tiêu chuẩn cao là GLOBALGAP.
- Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng xuất khẩu của các sản phẩm này trong thời gian tới?
Hiện trong các sản phẩm thì lợn sữa của Việt Nam tốt nhất. Theo tôi trong thời gian tới chúng ta phải đẩy mạnh xuất khẩu lợn sữa và lợn choai sang các nước gần như Trung Quốc, Singapore...
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh hoạt động giết mổ và chế biến các sản phẩm khác từ lợn thịt, tiến tới xuất khẩu thịt đông lạnh (vừa rồi DN đã xuất được sang Myanmar), tiến tới xuất khẩu thịt mát sang các nước trong khu vực hoặc làm thịt chín, thịt hun khói…
Xin cảm ơn ông!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.