Cuộc đời ly kỳ của nhà ngoại giao duy nhất trong lịch sử, dẫm trên vai các đời cha vợ để đi lên

Thứ tư, ngày 24/02/2021 06:00 AM (GMT+7)
Năm 2017, bà quả phụ Nghiêm Ấu Vận qua đời ở tuổi 112. Thời điểm đó, sự ra đi của bà lại khiến tên tuổi người chồng đã mất trước đó rất lâu của mình là Cố Duy Quân một lần nữa được người đời nhắc tới.
Bình luận 0


Truyền thuyết đệ nhất ngoại giao, dẫm trên vai các đời cha vợ để đi lên  - Ảnh 1.

Cố Duy Quân và vợ Nghiêm Ấu Vận

Cố Duy Quân – Sinh ngày 29 tháng 1 năm 1888, mất ngày 14 tháng 11 năm 1985, dù nhìn ở góc độ nào, ông cũng cũng xứng đáng với danh hiệu "đệ nhất ngoại giao của Trung Hoa Dân Quốc".

Với tư cách là nhân vật cầu nối tới các quốc gia, ông đối đầu với kẻ thù bằng tài hùng biện và sự nhẫn nại, đối mặt với các phe tả hữu trong nước với một phong thái lịch lãm mà chưa từng làm mất lòng ai. Tài năng đó được mô tả là phần kết hợp hoàn hảo giữa sự điềm tĩnh của một nhà ngoại giao, kiến thức của một học giả và lòng dũng cảm của một chiến binh.

Một "con người tài sắc vẹn toàn" như vậy, với tài năng và học thức chưa từng gây nghi ngờ, vậy nhưng việc ông sánh vai với các bậc lão thành trên chính trường ngay từ đầu đã để lại nhiều đàm tiếu cho thế hệ mai sau.

"Tôi chỉ biết nhìn tướng, không biết nhìn tâm!"

Truyền thuyết đệ nhất ngoại giao, dẫm trên vai các đời cha vợ để đi lên  - Ảnh 2.

Mặc dù tài năng của Cố Duy Quân điều không thể nghi ngờ, nhưng trên thực tế ở một số bước ngoặt của cuộc đời, ông không thể thành công nếu không có sự trợ giúp từ các đời bố vợ. Đó cũng là một trong những điểm khiến người đời luôn cảm thấy ngưỡng mộ lẫn đố kỵ.

Cố Duy Quân sinh năm 1888, khi đó cha ông là Cố Dung, vốn từng là chủ tịch Ngân hàng Truyền thông vào cuối triều đại nhà Thanh, đang ở nhà và đau đầu việc kiếm kế sinh nhai. Khi đưa Cố Duy Quân tới xin học ở Học viện Anh-Hoa , cha của ông cũng đã xin được một công việc với chút chức sắc tại Đạo doãn mạc phủ ở Thượng Hải – nơi các tướng quân từng làm việc, còn được gọi là văn phòng chính phủ.

Một người tên là Trương Hoành Sơn cũng làm trong Mạc phủ, vô cùng tự tin về tài xem tướng của mình, đã từng dự liệu Cố Duy Quân sau này sẽ "phú quý song toàn", bởi vậy luôn tìm cách kết thân với Cố gia. Khi đó, Cố Dung đang ở vùng trũng cuộc đời, khi thấy cơ hội để leo lên cao, ông làm sao không nhanh chóng nắm bắt?

Kết quả là Cố Duy Quân khi đó 12 tuổi và Trương Nhuận Nga 10 tuổi đã được định sẵn hôn sự.

Sau khi tốt nghiệp học viện Anh Hoa, Cố Duy Quân không dự định học lên mà chuyển hướng muốn làm kinh doanh. Nhạc phụ tương lai cảm thấy không chịu nổi quyết định này vì có khả năng cao lãng phí tài năng nên quyết định tự bỏ tiền gửi ông vào Đại học St. John's University ở Mỹ.

Năm 1908, Cố Duy Quân khi đó mới đang học năm thứ 3 đại học, theo lệnh cha trở về nước để thành thân. Nhưng một thanh niên khi đó đã "uống quá nhiều nước trời Tây" như Cố Duy Quân thật khó để tiếp nhận một Trương Nhuận Nga cổ hủ truyền thống, thậm chí ông còn từ chối chạm vào vợ mình sau khi đã động phòng.

Truyền thuyết đệ nhất ngoại giao, dẫm trên vai các đời cha vợ để đi lên  - Ảnh 3.

Dù vậy, bố vợ vẫn ưu ái chàng con rể tài năng và hứa sẽ cho con gái sang Mỹ du học cùng ông.

Cố Duy Quân khi đó lại có một sự tính toán riêng của mình. Ông đưa vợ mình đến nhà của một cặp vợ chồng già ở Philadelphia để học tiếng Anh, thỏa thuận với bà rằng hai người sẽ xưng hô như huynh muội rồi sau đó trở lại trường một mình.

Không lâu sau đó, cách mạng Tân Hợi nổ ra, Cố Duy Quân vội vàng kết thúc luận án tiến sĩ, trở về nước và bắt đầu hoạt động chính trị, để lại người vợ bên kia bờ đại dương. Lại một năm sau đó, một tờ đơn ly hôn được đặt trước mặt Trương Nhuận Nga. Người vợ sau 4 năm như sống trong lãnh cung, cảm nhận rõ rằng cuộc hôn nhân này không thể cứu vãn, nên cũng đã thuận theo ý chồng.

Truyền thuyết đệ nhất ngoại giao, dẫm trên vai các đời cha vợ để đi lên  - Ảnh 4.

Sau khi ly hôn, tiểu thư nhà họ Trương xuống tóc đi tu, khiến Cố Duy Quân cả đời cảm thấy có lỗi.

Điều khiến ông băn khoăn hơn nữa là Trương Hoành Sơn sau khi nghe chuyện người con rể đã hóa rồng của mình trở thành một "Trần Thế Mỹ đương đại" thì ngày đêm thở dài: "Tôi chỉ biết nhìn tướng, không biết nhìn tâm!", rồi sau đó vì trầm cảm thời gian dài mà ra đi.

Quả thật dành tất cả tài sản của mình để nuôi dưỡng một người con rể như mơ ước, nhưng đổi lại nhận về mất mát, cho dù là ai cũng sẽ khó lòng mà vượt qua nỗi đau lòng này.

MỜI BẠN ĐÓN ĐỌC KỲ 2: Cha vợ và con rể đều hai đời ngoại giao, suýt chút nữa trở thành chú rể trong cùng một ngày

S.S (Ifeng)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem