Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ với quy mô 4.000 tỷ đồng mỗi đợt trong cuối năm nay.
Phương án thứ nhất, Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang dự kiến phát hành tối đa 4.000 tỷ đồng trái phiếu theo hình thức riêng lẻ. Đây là loại trái phiếu kỳ hạn 3 năm, trả lãi mỗi 6 tháng, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không được bảo đảm bằng tài sản. Lãi suất năm đầu tiên là 10%, các năm tiếp theo bằng lãi suất tiền gửi 12 tháng trung bình các ngân hàng cộng thêm biên độ 4%.
Đợt huy động dự kiến trong quý III năm nay để tăng quy mô vốn hoạt động của Masan, thực hiện các chương trình, dự án đầu tư. Tất cả 43 trái phiếu trong đợt phát hành sẽ được mua lại trong năm sau.
Tromg đó, Masan dự kiến mua lại 1.235 tỷ vào tháng 9/2021, 380 tỷ trong tháng 10, 1.140 tỷ trong tháng 11 và phần còn lại trong tháng 12.
Với phương án thứ 2, Masan chào bán tối đa 4.000 tỷ đồng trái phiếu thông qua 9 đợt ra công chúng trong quý IV hoặc năm 2021. Đây là loại trái phiếu kỳ hạn 3 năm, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không được bảo đảm bằng tài sản.
Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang cho biết, số tiền thu về sẽ được dùng để thanh toán nợ vay nội bộ cho công ty con là CTCP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce (3.000 tỷ đồng), đồng thời góp thêm vốn điều lệ cho The Sherpa (1.000 tỷ đồng). Được biết, Sherpa cùng CrownX là 2 công ty con mới được Masan thành lập trong tháng 6 để hoàn tất giao dịch sáp nhập VinCommerce.
Lãi suất trái phiếu phụ thuộc vào từng đợt phát hành, dao động trong khoảng 9,8% đến 10% cho năm đầu tiên. Những năm tiếp theo tính bằng lãi suất trung bình các ngân hàng cộng thêm biên độ 3,8% đến 4%.
Như vậy, tổng khối lượng trái phiếu mà Masan Group dự định phát hành mới là 8.000 tỷ đồng. Đây là đợt phát hành lớn tiếp theo sau đợt huy động 10.000 tỷ đồng vừa kết thúc vào tháng 6 vừa qua.
Trong thời gian qua, không chỉ Masan mà các tập đoàn tư nhân lớn trong nước cũng đẩy mạnh huy động vốn từ kênh trái phiếu nhằm phục vụ cho việc mở rộng hoạt động sản xuất.
Đơn cử như Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vào hồi tháng 7 đã thông qua quyết định tổ chức việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (từ 8/8-8/9) để thông qua việc chào bán và niêm yết trái phiếu ra thị trường quốc tế.
Trước đây, Vingroup đã từng huy động vốn rất thành công trên thị trường quốc tế. Giai đoạn từ 2013 đến 2019, tập đoàn đã thực hiện 17 giao dịch huy động vốn từ các tổ chức nước ngoài với tổng số tiền 7,6 tỷ USD (bao gồm vốn vay và vốn cổ phần). Đặc biệt là năm 2018, số tiền Vingroup huy động từ thị trường quốc tế lên đến 4,4 tỷ USD, chủ yếu cho các đơn vị thành viên là Vinhomes và VinFast.
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, HSBC vừa trở thành ngân hàng ngoại đầu tiên phát hành trái phiếu tại Việt Nam với tổng giá trị 600 tỷ đồng. Theo đó, HSBC Việt Nam phát hành trái phiếu Hoa Sen với mệnh giá 100.000 đồng, kỳ hạn ba năm và lãi suất cố định 5,8% một năm.
Tham gia vào đợt phát hành này gồm các nhà đầu tư tổ chức như công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán và quỹ quốc tế. Nguồn vốn thu được dùng để tăng quy mô vốn hoạt động, đa dạng hóa nguồn vốn tiền đồng cho HSBC Việt Nam.
Được biết, trong 6 tháng đầu năm, hầu hết đơn vị có lượng trái phiếu phát hành lớn cũng chính là nhóm đầu ngành, thuộc sở hữu của các đại gia giàu nhất thị trường. Ước tính, giá trị phát hành của nhóm doanh nghiệp lớn đã chiếm gần 40% tổng giá trị phát hành từ đầu năm.
Trong đó, các doanh nghiệp trong "hệ sinh thái" của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là những công ty có giá trị trái phiếu huy động lớn nhất từ đầu năm với hơn 15.000 tỷ đồng bao gồm Vinhomes (12.000 tỷ đồng); Công ty CP Phát triển Thành phố Xanh (2.000 tỷ) và Công ty CP Vincom Retail (1.050 tỷ đồng).
Doanh nghiệp của đại gia Trần Anh Tuấn và vợ Nguyễn Thị Nguyệt Hường là TNR Holdings huy động được 9.716 tỷ, Công ty CP Đầu tư và Cho thuê tài sản TNL cũng huy động được gần 3.900 tỷ đồng.
Trong khi đó, hai doanh nghiệp liên quan tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, gồm Sovico và Công ty CP Địa ốc Phú Long huy động được tổng cộng 10.400 tỷ đồng qua kênh trái phiếu.
Liên quan tới hoạt động phát hành và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài chính khuyến nghị các nhà đầu tư cá nhân khi tham gia thị trường cần tiếp cận đầy đủ thông tin, phân tích và đánh giá kỹ các rủi ro có thể gặp khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Theo đó, nhà đầu tư cần yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức phân phối cung cấp thông tin chính xác về tình hình tài chính, bao gồm cả huy động vốn trái phiếu (số lượng đợt phát hành, khối lượng đã phát hành, dư nợ, thanh toán lãi, gốc…).
Theo cơ quan quản lý, chỉ khi nắm rõ thông tin về trái phiếu và cân nhắc kỹ các rủi ro có thể gặp, nhà đầu tư (nhất là cá nhân) mới nên mua trái phiếu.
Ngoài ra, Bộ này cũng nhấn mạnh không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao, vì có khả năng không thu hồi được khoản tiền đầu tư (bao gồm cả gốc và lãi) nếu doanh nghiệp phát hành gặp khó khăn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.