đặc sản xứ Lạng

  • Là đặc sản nổi tiếng xứ Lạng có màu đen, thân cây to như cột nhà - quả trám đen huyện Văn Quan (Lạng Sơn) đã vừa được cấp nhãn hiệu tập thể. Với giá bán hiện nay, cây trám đã mang lại giá trị kinh tế trên 20 tỷ đồng mỗi năm giúp người dân có thu nhập, giảm nghèo bền vững.
  • Ngày xuân, khi người thân trong gia đình, bạn bè cùng quây quần, nhâm nhi từng miếng Khẩu Sli giòn tan, bùi thơm, nhấp ngụm trà xanh, xen trong những câu chuyện thú vị sẽ càng thấy ấm áp, ngày xuân thêm ý nghĩa.
  • Với vị ngọt mát, thơm ngon đặc trưng và mẫu mã đẹp, hồng Vành khuyên, hồng Bảo Lâm từ lâu đã trở thành loại trái cây đặc sản “ăn là nhớ” của xứ Lạng. Do thời tiết năm nay thất thường nên những trái hồng cứ "rụng lộp bộp" dẫn tới mất mùa, thương lái lùng mua với giá cao nhưng nông dân không có nhiều để bán.
  • Rượu Mẫu Sơn là một nét đặc trưng của người đồng bào dân tộc Dao sinh sống trên vùng núi thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Với phương thức chưng cất rượu truyền đời, đến nay loại rượu này đã có hơn ngàn năm lịch sử, rượu trong như nước suối, hương thơm đặc trưng, dư vị dễ chịu xứng danh thương hiệu “tiên tửu” xứ Lạng.
  • Cái tên “bánh ngải” gợi cho người nghe chút gì đó là lạ, kiểu bí hiểm khiến nhiều người nghĩ ngay tới dân tộc ở các tỉnh miền núi. Tuy nhiên bánh ngải ở đây là món bánh đặc sản thể hiện nét văn hóa của người dân Tày, Nùng nơi mảnh đất biên giới xứ Lạng.
  • Một dãy gian hàng được tỉnh Lạng Sơn trưng bày hình ảnh đẹp về xứ Lạng và nhiều đặc sản, nông sản đặc trưng địa phương trong sân ga Đồng Đăng đã thu hút sự chú ý của phóng viên trong và ngoài nước đến tác nghiệp về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều.
  • Hàng trăm con lợn quay vàng ruộm, thơm nức mũi xếp thành hàng dài bày bán tại lễ hội chùa Bắc Nga (Lạng Sơn) hấp dẫn người dân và du khách trẩy hội. Điều đặc biệt là sau khi lựa chọn được những hàng quán lợn quay thơm ngon nhất, du khách sẽ lên triền đồi, vừa thưởng thức đặc sản xứ Lạng vừa phóng tầm mắt ngắm cảnh đất trời và con sông Kỳ Cùng thơ mộng.