Đắk Lắk: Vùng đất cứ đến chập tối là dân phải bật loa, hú còi công suất lớn để đuổi loài thú khổng lồ này

Thứ tư, ngày 06/01/2021 06:30 AM (GMT+7)
Theo thống kê của Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện còn 45 cá thể voi nhà, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Buôn Đôn và Lắk. Ngoài ra, Đắk Lắk cũng là tỉnh có quần thể voi hoang dã nhiều nhất cả nước với số lượng khoản
Bình luận 0
Đắk Lắk: Vùng đất cứ đến chập tối là dân phải bật loa, hú còi công suất lớn để đuổi loài thú khổng lồ này - Ảnh 1.

Rừng khộp Vườn Quốc gia Yok Đôn trong mùa mưa cây cỏ xanh tốt, là nguồn thức ăn dồi dào cho loài voi hoang dã.

Đắk Lắk: Vùng đất cứ đến chập tối là dân phải bật loa, hú còi công suất lớn để đuổi loài thú khổng lồ này - Ảnh 2.

Trong rừng khộp Vườn quốc gia Yok Đôn có những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, là môi trường lý tưởng cho đàn voi hoang dã cư trú.

Vườn quốc gia Yok Đôn là một trong những Vườn quốc gia lớn nhất ở Việt Nam và là vùng sinh cảnh tốt nhất để bảo tồn và phục hồi các loài thú lớn ở Việt Nam. 

Hơn nữa, tỉnh Đắk Lắk và Vườn quốc gia Yok Đôn là một bộ phận quan trọng với diện tích hơn 30.000 km2 dọc biên giới Việt Nam và Cam-pu-chia. 

Vùng cảnh quan này là nơi phân bố của quần thể voi hoang dã còn lại ở khu vực Đông Dương: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia với số lượng khoảng 200-400 cá thể voi hoang dã.

Đắk Lắk: Vùng đất cứ đến chập tối là dân phải bật loa, hú còi công suất lớn để đuổi loài thú khổng lồ này - Ảnh 3.

Tuy nhiên, vào mùa khô hạn rừng khộp rụng lá và nhiều loài cây cỏ là thức ăn của voi cũng khô cháy khiến đàn voi rừng tìm đến các nương rẫy của người dân để tìm kiếm thức ăn, phá hoại hoa màu.

Ở Đắk Lắk, cứ vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm, khi diện tích rừng khộp trong Vườn quốc gia Yok Đôn và dọc biên giới nằm trên địa bàn huyện Buôn Đôn và Ea Súp rụng lá và các loại cây cỏ là thức ăn của voi khan hiếm, các dòng suối cạn kiệt nguồn nước...

Tất cả điều đó đã khiến đàn voi rừng thường xuyên xuất hiện tìm thức ăn và nước uống tại các khu vực sản xuất của người dân ở các xã biên giới như xã Krông Na, huyện Buôn Đôn và xã Cư M’lan, Ea Bung, Ia R’vê, Ya Lốp của huyện Ea Súp…Tình trạng xung đột voi-người thường xuyên xảy ra.

Đắk Lắk: Vùng đất cứ đến chập tối là dân phải bật loa, hú còi công suất lớn để đuổi loài thú khổng lồ này - Ảnh 4.

Nhiều diện tích cây trồng của người dân ở xã Krông Na, huyện Buôn Đôn bị voi rừng về phá.

Theo một nghiên cứu mới đây của tiến sĩ Cao Thị Lý (Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Tây Nguyên), từ năm 2016 đến tháng 3-2020, toàn tỉnh Đắk Lắk đã có 116,34 ha hoa màu, khoảng 100 bụi chuối, hơn 500 kg khoai mì khô, vài trăm cây điều, cao su… bị thiệt hại do voi đột nhập. 

Ngoài ra, còn có 21 chòi rẫy, năm nhà ở tạm cho công nhân, một xe máy và các trang thiết bị, vật tư sản xuất và sinh hoạt khác như máy bơm, ống tưới… của các công ty, doanh nghiệp và người dân ở các huyện Buôn Đôn, Ea Súp, Cư M’gar, Ea H’leo bị voi rừng về phá hư hỏng.

Đắk Lắk: Vùng đất cứ đến chập tối là dân phải bật loa, hú còi công suất lớn để đuổi loài thú khổng lồ này - Ảnh 5.

Để bảo vệ thành quả lao động của mình, hiện nay nhiều hộ dân ở buôn Đrăng Phốk, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn khẩn trương thu hoạch sắn để tránh voi rừng phá hoại.

Vì vậy, hằng năm, cứ vào mùa này, nhiều người dân ở khu vực biên giới của tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là vùng đệm của Vườn quốc gia Yok Đôn luôn tìm cách để xua đuổi voi rừng về phá hoại hoa màu và bảo đảm an toàn khi sản xuất trên nương rẫy. 

Chính vì vậy, nhiều người dân thường gọi mùa khô là: Mùa xua đuổi voi rừng.

Đắk Lắk: Vùng đất cứ đến chập tối là dân phải bật loa, hú còi công suất lớn để đuổi loài thú khổng lồ này - Ảnh 6.

Để bảo vệ rẫy sắn, hàng đêm người dân buôn Đrăng Phốk, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) sử dụng loa bật còi hú công suất lớn để xua đuổi voi rừng.

Nguyễn Công Lý (Báo Nhân dân)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem