Năm 2003, khi bắt tay vào chăn nuôi, ông Dần gần như tay
không cả về vốn lẫn kiến thức. Khi UBND xã Thiệu Duy đấu thầu khu đất hoang hóa
của xã, ông Dần mạnh dạn nhận thầu 2ha. Ông cải tạo diện tích này cấy lúa, kết
hợp nuôi cá và vịt. Rồi ông mua một máy cày và một máy vò lúa vừa phục vụ cho
gia đình vừa đi làm thuê cho các hộ trong xã.
Đàn vịt đem về cho gia đình ông Dần nguồn thu đáng kể.
Ông Dần cho biết, ban đầu, ông nuôi 100-200 con vịt. Vừa
nuôi, ông vừa học. Sau những lần được Hội ND huyện Thiệu Hóa cho tham quan mô
hình kinh tế trang trại trong tỉnh, đến nay đàn vịt thịt và vịt đẻ lấy trứng
của ông tăng lên trên dưới 2.000 con. Trong đó, có 100 con vịt đẻ lấy trứng,
trung bình mỗi ngày cho ông 80 quả trứng, với giá bán 2.500 đồng/quả, cũng đem
về cho ông 200.000 đồng.
Cùng với đó ông đào 4 ao thả cá, với tổng diện tích mặt nước
là 4 sào. Ông nuôi các loại cá truyền thống như trắm, chép, trôi, mè... Mỗi năm
đem về cho gia đình ông trên 30 triệu đồng.
Tiền bán cá, lúa, vịt, ôngđầu tư mở rộng trang trại, nuôi lợn, bò. Riêng lợn, ông luôn duy trì 4
chuồng nuôi lợn thịt và 2 chuồng lợn nái. Thời điểm cao nhất trong chuồng có
tới 30 con, mỗi năm ông bán 3 lứa. Riêng bò, ông chỉ nuôi 4 con bò sinh sản.
Mỗi năm bán 1 con cũng thu về hơn 20 triệu đồng. Xung quanh ruộng, ông trồng
bạch đàn, xà cừ, keo. Dự kiến cuối năm nay sẽ thu hoạch.
Dẫn chúng tôi đi thămtrang trại của gia đình mình, ông Dần tâm sự: “Cơ ngơi này là tôi tuân
thủ quy trình chăm sóc và phòng trị bệnh cho vật nuôi và cây trồng. Mỗi năm,
trang trại đem về cho gia đình tôi từ 80-100 triệu đồng. Tạo việc làm thời vụ
cho 4 lao độngđịa phương”.
Bà con muốn trao đổi, kinh nghiệm làm trang trại, liên hệ
với ông Dần theo số điện thoại 0378828137.
Lan Dương (Lan Dương)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.