Dâng sao giải hạn tắc đường Hà Nội không phải nghi lễ của nhà Phật

Hà My (tổng hợp) Thứ hai, ngày 06/02/2017 14:03 PM (GMT+7)
Nhiều người làm lễ dâng sao, giải hạn với hy vọng sao xấu sẽ được hóa giải. Trong khi các thượng tọa lại khẳng định rằng dâng sao giải hạn chỉ là trò mê tín dị đoan, không có trong giáo lý nhà Phật.
Bình luận 0

Dâng sao giải hạn là một  trong cảnh tấp nập, bàn đăng ký giải hạn, cầu an lúc nào cũng được các Phật tử vây kín. Điều này vô hình chung đã tạo nên một sự hỗn loạn tại địa điểm này, năm nào cũng tắc nghẽn giao thông, chưa kể tới các thành phần bất hảo trà trộn nhằm trục lợi như móc túi, cho thuê ghế ngồi với giá cắt cổ ...

Không biết đến đâu, cứ dâng cho yên tâm?

Nhiều người tham gia vào các lễ giải hạn nhưng thường có tâm lý "có kiêng, có lành", vì vậy nên càng nhiều người tham gi lễ giải hạn thì số người tham gia ở những năm tiếp theo sẽ tăng theo cấp số nhân. Việc này vô hình chung đi sai với đạo lý nhà Phật, tu tâm tích đức là ở trong tâm, chứ không phải vái tứ phương để nhằm tránh né những điều do may rủi mang tới.

Chị Nguyễn Thị Lan (Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội) cũng đang xì xụp khấn vái tại chùa Hà thổ lộ: "Năm nay nhà tôi có tới 3 người sao xấu: Mẹ chồng tôi, tôi và con trai nên ngay từ đầu năm tôi đã nhờ thầy cao tay đến tận nhà làm lễ giải hoành tráng. Bây giờ tôi đến cả chùa nữa để yên tâm hơn thôi. Không biết sao xấu có hóa giải được nhiều không nhưng cũng thấy mình nhẹ nhàng đỡ lo hơn".

"Có làm chắc có hơn. Quan trọng nhất là tôi thấy tâm mình thanh thản, nhẹ nhõm hơn là nghe thầy phán có sao xấu mà không làm để cả năm nơm nớp lo không yên tâm làm ăn được". Chị Thái Thị Minh (Vĩnh Tuy, quận Hoàng Mai, Hà Nội) bày tỏ.

Lễ giải hạn ở chùa Phúc Khánh, là một ngôi chùa nổi tiếng trong việc làm lễ giải hạn, thường xuyên chật ních người tham gia. Theo bảng giá niêm yết tại chùa Phúc Khánh, lễ cầu an 100.000 đồng/ hộ gia đình, lễ dâng sao giải hạn 100.000 đồng/người không phân biệt sao xấu hay tốt. Như vậy, một hộ gia đình sẽ phải bỏ ra khoảng 1 triệu đồng để làm lễ giải hạn.

img

Cho dù lực lượng chức năng đã hỗ trợ trông xe và phát ghế ngồi, nhưng vì nhu cầu quá lớn, nên thường các dịch vụ trông xe, bán ghế mọc ra như nấm.

Tình trạng "thầy cúng nhiều hơn thầy chùa"

Theo Hòa thượng Thích Thanh Tứ (chùa Quán Sứ) cho biết: "Trong sách của đạo Phật không nói về việc cúng sao giải hạn. Tập quán này vốn xuất phát từ Trung Quốc, còn cha ông ta từ xa xưa chỉ làm lễ  cầu an, cầu phúc đầu năm cho tất cả thành viên trong gia đình". Việc lễ giải hạn này được mọc ra như nấm cũng một phần do hiện nay các thầy cúng nhiều hơn thầy chùa và tâm lý "có kiêng có lành" của dân ta.

img

Sau lễ giải hạn, thì phần phát lộc luôn gây ra hỗn loạn, thậm chí tranh nhau hoặc dẫm đạp để lấy lộc trước.

Thượng tọa Thích Thanh Duệ, Phó trưởng ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng cho rằng không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa và cũng không có một nghi lễ nào gọi là cúng sao giải hạn cho Phật tử cả. Mọi sự thành công hay thất bại trong đời của mỗi người không phải do ai ban phát cho, mà do những cái nhân chúng ta tạo nên từ trước, khi nhân duyên đầy đủ thì quả thành. Tức là không hề có ngôi sao nào chiếu mạng mỗi con người chúng ta và nước lại bản thân mỗi người nên tu tâm tích đức tại thân, chứ không nên tốn tiền, công sức để làm các loại lễ này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem