Đối với một quốc gia trải qua hàng ngàn năm lịch sử như Trung Quốc, những di tích cổ vật văn hóa đã trở thành báu vật vô giá, là biểu tượng của nền văn hóa truyền thống dân tộc. Trong mấy nghìn năm qua, trải qua sự thống trị của những vương triều cổ đại, tổ tiên của dân tộc này đã để lại cho họ rất nhiều di tích văn hóa chôn vùi trong dòng sông lịch sử dài đằng đẵng và mong chờ được các thế hệ sau này khám phá tiếp cận. Trung Quốc cũng bắt đầu coi trọng công tác di tích văn hóa, khảo cổ học từ rất sớm, thành lập nhiều nhóm nghiên cứu khoa học cống hiến hết mình cho sự nghiệp di tích văn hóa cổ đại.
Trong một khoảng thời gian dài cho tới nay, các đoàn nghiên cứu khoa học đã liên tiếp phát hiện những công trình di tích văn hóa cổ đại có giá trị lịch sử vô cùng cao, là chứng nhân cho những vương triều cổ đại. Ngoài những chiến công của các nhà khảo cổ học, thì việc dân thường tình cờ phát hiện ra di chỉ, cổ vật ở đất nước này cũng nhiều vô kể. Không có gì ngạc nhiên khi một người nông dân nhặt được cổ vật khi làm đồng, hoặc tổ công nhân đào được báu vật thời xưa khi đang thi công xây dựng … Câu chuyện dưới đây cũng là một minh chứng cho việc ở Trung Quốc, nơi đâu cũng có thể là một di chỉ khảo cổ, một món đồ rách nát nhặt được đôi khi lại là bảo vật quốc gia.
Câu chuyện này xảy ra vào năm 1965, khi có một người nông dân ở Hắc Long Giang muốn nuôi lợn. Anh đã lên ý tưởng tự xây một chuồng lợn để thực hiện ý định của mình. Nhưng gia đình người nông dân không giàu có lắm và không có tiền để xây chuồng lợn kiên cố. Vì vậy người đàn ông đã nhắm tới những viên gạch xanh chỗ tường thành của thành cổ gần đó. Hàng ngày, anh vác cuốc tới chân thành cổ và đào những viên gạch xanh vương vãi tại đó. Cho tới một ngày, như thường lệ, khi đang đào bới, anh bỗng giật mình khi nghe tiếng âm thanh sắc nhọn như tiếng va chạm của kim loại. Người nông dân cảm thấy vô cùng kỳ lại, muốn biết xem cuốc của mình đã chạm phải vật gì, anh từ từ lấy cuốc ra, rồi lôi ra khỏi mặt đất một vật bằng sắt có hình thù kỳ lạ. Sau khi trở về nhà, người nông dân cất đồ đạc và bắt đầu rảnh rỗi ngồi ngắm ngía kỹ hơn món đồ đào được. Anh nhìn kỹ và thấy khối sắt này có hình dạng của một con rồng, đường nét chạm khắc khá tinh xảo. Nhưng ngoại trừ điều này, thì nhìn trái nhìn phải anh cũng không thấy có gì đặc biệt hơn. Người nông dân không có chút hứng thú, đặt nó xuống cạnh cửa sổ rồi đi nghỉ.
Nhưng đêm hôm đó, khi đang ngủ ngon, anh bị đánh thức bởi trong phòng phát ra âm thanh lạ. Sau khi kiểm tra khắp nơi, người nông dân phát hiện ra chính là khối sắt này đã tạo ra âm thanh đó, điều này khiến anh cảm thấy vô cùng sợ hãi. Tại sao một khối sắt không ai động vào lại tự phát ra âm thanh như vậy? Tình trạng này vẫn tiếp diễn những ngày sau đó khiến người nông dân hoang mang lo sợ, sau đó quyết định giao khối sắt cho Cục di tích văn hóa để họ tìm hiểu nguyên nhân.
Sau đó, các chuyên gia của Cục Di tích Văn hóa đã bắt tay vào nghiên cứu và rất nhanh phát hiện ra bí ẩn ẩn sau khối sắt. Hóa ra đây thực chất là một di vật văn hóa có giá trị vô cùng lớn. Khối sắt này là "đồng tọa long", là một vật trang trí bằng đồng thường thấy trên những chiếc ghế ngồi của vương giả quý tộc thời xưa. Đối với lý do tại sao nó tạo ra một tiếng động lạ, các chuyên gia lại bắt tay vào nghiên cứu và phát hiện trong khối sắt có một khe hở, bởi vậy mỗi khi có gió thổi vào khe sẽ phát ra tiếng động. Do đó bí ẩn âm thanh của khối sắt đã được giải đáp.
Việc phát hiện ra di tích văn hóa này có đóng góp không nhỏ của người nông dân ở Hắc Long Giang và anh cũng đã được Ban di tích khen tặng. Anh cũng không ngờ một khối sắt nhỏ vô tri vô giác lại có giá trị đến vậy. Hiện nay, "tọa long" bằng đồng này đã được coi là "Trung Quốc đệ nhất long", trở thành cổ vật văn hóa hạng nhất quốc gia và được đưa vào bảo tàng di tích văn hóa ở Hắc Long Giang, trở thành di vật văn hóa có giá trị nhất trong bảo tàng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.