Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Những khu vườn um tùm cỏ dại, rậm rạp với nhiều cây trồng giá trị kinh tế thấp đã được thay thế bằng những vườn chuyên canh cây ăn quả. Tiêu chí vườn hộ trong xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu đang đi vào thực tiễn ở nhiều vùng quê huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
Trên mảnh đất rộng hơn 1ha, mô hình vườn - ao - chuồng của hộ ông Phạm Long (thôn Phú Văn, xã Tam Thành) nhiều năm nay được xem là mô hình điểm trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi tại huyện Phú Ninh.
Từ việc trồng kết hợp nhiều loại cây ăn quả, trên cơ sở cải tạo phát triển kinh tế vườn đồi, ông Long nuôi thêm cá basa và trê lai, mỗi năm thu về khoảng 5 tấn thương phẩm. Đều đặn chu kỳ 4 lứa kết hợp luân phiên gối đầu, ông nuôi thêm đàn vịt lấy thịt, xuất bán hằng năm hơn 8.000 con, cùng với hơn 2.000 con gà thả vườn, đàn heo thịt… Mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng là điều không khó đối với gia đình ông Long.
"Tôi là người nông dân, tôi lấy cái tổng hợp như heo, cá, gà, vịt và các loại cây ăn quả để hình thành nên một khu vườn đa chức năng. Mục đích cũng chỉ để di trì cuộc sống, di trì trang trại phát triển kinh tế vườn. Đối với việc tôi làm hiện nay thấy sướng hơn đi làm công nhân lao động. Kinh tế tôi ổn định, đủ sống, đủ xài và con cái ăn học thỏa mái…", ông Long chia sẻ.
Cùng với mô hình vườn của ông Phạm Long, tại mảnh đất Tam Lãnh cũng chẳng khác gì, với ông Nguyễn Văn Ngọc (thôn An Mỹ, xã Tam Lãnh), qua gần 10 năm duy trì mô hình kinh tế vườn đã đem về nguồn thu ổn định mỗi năm gần 100 triệu đồng và tạo không gian sinh thái cho làng quê . Trên diện tích hơn 3.800m2, ông trồng rất nhiều loại cây mít thái, cam, tiêu, thanh long ruột đỏ. Ông Ngọc còn xem canh hơn 100 chói tiêu Vĩnh Linh và 100 cây giống chuối lùn trên đất đồi phía sau nhà. Cạnh đó, việc nuôi thêm bò nái sinh sản, gà vịt, cùng ao thả cá, đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho một nông hộ nơi miền núi này.
"Từ tuổi thanh niên đến nay, tôi sinh sống ở Tam Lãnh, đất đai rất phì nhiêu. Những ngày đầu phát triển cây lúa nước nhưng hồ Phú Ninh làm ngập nên không canh tác được, từ đó tôi suy nghĩ mới làm nên cái vườn cây ăn quả.
Tôi lấy những loại cây ăn quả ngắn ngày làm cái gối đầu cho những loại cây dài hạng, vì hằng ngày nó sẽ "đẻ" ra tiền cho nông dân chúng tôi. Bình quân mỗi ngày tôi bán khoảng vài buồng chuối, mỗi buồng như vậy khoảng 100 ngàn đồng, thu mỗi ngày vài trăm ngàn. So với tuổi già như vợ chồng tôi thì phá tốt, thu nhập ổn định…", ông Nguyễn Văn Ngọc phấn khởi.
Theo báo cáo của huyện Phú Ninh, hiện nay trên địa bàn có khoảng 6.400 vườn được cải tạo, phát triển kinh tế với tổng kinh phí đầu tư hơn 96 tỷ đồng, diện mạo mới khá rõ nét trong các khu dân cư về kinh tế, cảnh quan; thay đổi tập quán sản xuất của người dân từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, kết nối với thị trường.
Ông Trần Quốc Danh - Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Ninh (tỉnh Quảng Nam)cho biết: "Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 35 về việc hỗ trợ cho người dân phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại. Tôi thấy đây là nội dung rất là quan trọng, nghị quyết này đã giúp người dân hiểu được và họ rất sôi nổi đăng ký, sau đó huyện đã lựa chọn những khu vườn nào chất lượng để hỗ trợ phát triển.
Hiện tất cả các vườn trên địa bàn huyện Phú Ninh có tiềm lực rất lớn, nhưng chúng ta chưa khai thác hết giá trị của nó, nên huyện đang tập trung khảo sát, lựa chọn và giúp các hộ nông dân có vườn làm thế nào mà để Nghị quyết 35 của HĐND tỉnh Quảng Nam đi vào giúp được cho người dân, như vậy kinh tế vườn mới có được đòn bẩy phát triển tốt".
Lợi ích thiết thực và hiệu quả từ phong trào xây dựng vườn mẫu chính là góp phần tạo nên khí thế thi đua từ các khu dân cư nông thôn Phú Ninh. Thay đổi tư duy trong phát triển kinh tế không chỉ đem lại thu nhập ổn định mà còn góp phần thay đổi bộ mặt vùng quê nông thôn mới.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.