Đạo diễn Trần Lực đem "Quẫn" vở kịch nổi tiếng ra mắt khán giả Thủ đô

Huy Hoàng Thứ tư, ngày 15/02/2017 09:06 AM (GMT+7)
Nhà hát Tuổi trẻ kết hợp cùng Trường Đại học sân khấu – Điện ảnh Hà Nội ký kết chính thức công diễn vở kịch kinh điển “Quẫn” do NSƯT Trần Lực làm đạo diễn.
Bình luận 0

img

Giám đốc Trương Nhuận và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thi -Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội trong buổi ký kết dự án

Ngày 14.2, tại Hà Nội, lãnh đạo Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát sân khấu thể nghiệm của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đã chính thức ký kết dự án hợp tác trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật.

Chia sẻ tại lễ ký kết, Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ Trương Nhuận khẳng định: Dự án được triển khai nhằm mục đích tạo cơ hội thiết thực cho sinh viên sân khấu được tiếp cận sân khấu nghệ thuật chuyên nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, không chỉ ở lĩnh vực biểu diễn mà còn ở mảng âm thanh ánh sáng, thiết kế mỹ thuật, đạo diễn. Với dự án hợp tác này, Nhà hát sẽ đóng vai trò “bà đỡ” cho các nghệ sĩ tương lai sáng tạo nghệ thuật nhằm thực hiện quan điểm học đi đôi với hành…

Ông Trương Nhuận hy vọng, đây sẽ là bước đi dài cho sân khấu chuyên nghiệp, đồng thời là cú huých để tạo lên những sáng tạo, tác phẩm mới.

img

Một trong những hình ảnh của vở "Quẫn"

Vở kịch “Quẫn” của tác giả Lộng Chương, từng được NSND Trần Hoạt dựng cho Nhà hát Kịch Việt Nam từ nửa thế kỷ trước và nay được làm mới bởi bàn tay đạo diễn Trần Lực. Là người hâm mộ vở kịch từ thuở bé, đạo diễn Trần Lực đã dựng lại cho khán giả hôm nay thưởng thức với phương pháp biểu trưng theo phong cách hiện đại. Là giảng viên Khoa Sân khấu - Trường Đại học Sân khấu & Điện ảnh Hà Nội, NSƯT Trần Lực coi việc giảng dạy không gì hiệu quả hơn là được thực hành nghệ thuật. Vì vậy, anh chọn dựng một vở kịch này cho các học trò. 

img

Chia sẻ về vở kịch, đạo diễn Trần Lực cho hay, anh đã chọn cách dựng kịch hiện thực ước lệ (tả ý) - thường quen trong sân khấu kịch hát hơn kịch nói. Sân khấu mở ra tối giản hết mức, có lúc không thấy đạo cụ gì, có lúc chỉ là một chiếc hòm ở trung tâm. Anh cho rằng khi đưa được con mắt của điện ảnh vào sân khấu nên phần "nhìn" rất đẹp, có chiều sâu. Cảnh diễn chính phía trước, đằng sau luôn có lớp người áo đen lột ra "tâm" của nhân vật.

Nội dung vở kịch được xoay quanh về gia đình ông bà Đại Cát, một gia đình tư sản lâu đời trước chính sách công tư hợp doanh của Nhà nước. Lo sợ khối tài sản lớn tích cóp bị mất trắng, ông bà Đại Cát tìm mọi cách để cất giấu và tẩu tán. Bao nhiêu chuyện cười ra nước mắt về sự hám của từ hai vợ chồng ông bà Đại Cát đến bà mẹ Đại Lợi và em gái Đại Hưng của ông bà đều được phơi bày...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem