Năm nay mới là năm thứ 3 kể từ ngày trồng, ông Long dự kiến vườn thanh long với 2 loại ruột trắng và ruột đỏ sẽ thu khoảng 15 tấn trái. "Năm thứ hai sau khi xuống giống, thanh long đã cho trái bói trên toàn vườn. Ăn thử trái chín cũng thơm, ngọt giống như thanh long đang trồng ở vùng Chợ Lầu. Người bà con của tôi đã giới thiệu bạn hàng đến ký hợp đồng bao tiêu hết sản phẩm ngay từ niên vụ 2011 này" - ông Phán khoe.
|
Ông Phán chăm sóc vườn thanh long. |
Ông Phán kể, hàng chục năm rồi diện tích ruộng của gia đình ông cứ hễ hết mưa là không còn nước nên làm lúa luôn thất bát. Quanh năm bám ruộng, cuối năm ông tính sổ thấy chi phí đầu tư cho sản xuất luôn cao hơn giá trị lúa thu hoạch...
Bài viết cho chuyên mục “Nông dân giỏi” gửi về: Báo Nông Thôn Ngày Nay - 13 Thụy Khuê,
quận Tây Hồ, Hà Nội. Email: thanhhienhn04@gmail.com
Vậy nên qua 3 vụ thanh long đầu tiên trúng mùa, được giá, ông vui quá trời. Dự kiến cuối năm nay, gia đình ông sẽ trồng 3ha thanh long trên diên tích ruộng lúa bạc màu còn lại.
Tuy nhiên, điều làm ông băn khoăn là vốn đầu tư trồng mới cho 1ha, kể cả giống và nặng nhất là trụ bê tông, tới 100 triệu đồng. Mặt khác, kỹ thuật trồng, chăm sóc cũng phải thuần thục thì thanh long mới đạt chất lượng...
Ông Trần Hữu Thuấn - Phó Chủ tịch Hội ND xã Xuân Thọ cho hay, Hội đang vận động những hộ có diện tích ruộng bạc màu làm theo mô hình của ông Phán. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay của nông dân vẫn là vốn để đầu tư.
Cao Thuyên
Vui lòng nhập nội dung bình luận.