Đầu năm, về quê với những ngôi quán giữa đồng

Thứ ba, ngày 01/01/2013 07:40 AM (GMT+7)
Dân Việt - Từ xa xưa, trên những cánh đồng lúa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, ta thường bắt gặp những ngôi nhà nhỏ xây chơ vơ giữa đồng. Dân gọi là quán, hay cầu…
Bình luận 0

“Ngồi cầu ngồi quán chả sao. Hễ nhấc đến gánh là bao nhiêu phiền” (Ca dao xứ Đoài). Từ xa xưa, trên những cánh đồng lúa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, ta thường bắt gặp những ngôi nhà nhỏ xây chơ vơ giữa đồng. Dân gọi là quán, hay cầu. Nhà quán dựng bằng gỗ hoặc xây bằng gạch, nhiều cột, lợp ngói mũi hoặc mái bê tông (về sau). Diện tích lòng quán chỉ vài chục mét vuông, bồn bề để trống…

Trên nền đất xung quanh nhà quán, người ta trồng những cây lâu niên có tán cao bóng mát như đa, muỗm, quéo, bàng... tạo nên không gian nhỏ râm mát giữa đồng. Mục đích của những ngôi cầu ngôi quán kiểu này là làm nơi nghỉ chân cho dân làm ruộng và nơi nghỉ trưa cho cho trâu bò trong vụ cày, bừa.

img
 

Mùa hè nắng nóng, khi thợ cày về làng nghỉ trưa, trâu bò được giao cho người nhà trông nom. Những cô bé cậu bé giúp bố mẹ, đã mang rơm, cỏ ra ngôi quán nào gần nhất khu ruộng cày để trâu bò ăn và nằm nghỉ, lấy sức kéo cày kéo bừa tiếp buổi chiều.

Một vài nơi, có những ngôi quán nhỏ giữa đồng được xây cất rất công phu, mang dáng dấp các công trình kiến trúc đền chùa. Đặc biệt ở xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội, có Quán Nghinh (hay Cầu Nghinh), nguyên là công trình tín ngưỡng đón Thành hoàng trong lễ hội và cũng là nơi dân làng nghinh đón những tân khoa đỗ đạt cao về quê vinh quy bái tổ… Ngôi quán này đã được UBND TP. Hà Nội cấp Bằng xếp hạng di tích Kiến trúc nghệ thuật năm 2009.

img
 

Những ngôi quán giữa đồng bây giờ chỉ tồn tại như một di tích cần được bảo vệ. Có ngôi quán bị hư hỏng phá dỡ đi, để lại khoảng đất trống giữa đồng cùng với gốc cây lâu niên và những giai thoại, truyền thuyết…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem