Đây là lý do không smartphone nào có thiết kế hoàn hảo

An Nhiên Chủ nhật, ngày 07/07/2019 14:55 PM (GMT+7)
Kể cả những mẫu smartphone cao cấp nhất cũng không thể đạt tới mức độ hoàn hảo về thiết kế vì vô số lý do.
Bình luận 0

Không phải chiếc smartphone nào cũng làm thỏa mãn người dùng. Một số là do sở thích cá nhân của người dùng nhưng cũng có thể là do những lỗ hổng trong thiết kế đã vượt qua nhiều giai đoạn phê duyệt và đưa vào sản xuất.

Thiết kế smartphone: “Làm dâu trăm họ”

img

Không có chiếc smartphone nào có thiết kế hoàn hảo.

Sự thật là việc thiết kế một thiết bị cầm tay để làm hài lòng tất cả mọi người là điều không thể. Con người không chỉ có kích cỡ bàn tay khác nhau mà các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến cách mọi người cảm nhận về smartphone: người dùng có sử dụng vỏ bảo vệ hay không; có thường xuyên bỏ điện thoại trong túi hay không,...

img

Cả Apple và Samsung đều tung 3 tùy chọn smartphone cao cấp khác nhau.

Tuy nhiên, màn hình là yếu tố chính của mọi điện thoại thông minh hiện nay và kích thước của nó là yếu tố quyết định điện thoại sẽ trông như thế nào. Người dùng muốn có màn hình rộng nhưng nhưng kích thước lớn của thân máy sẽ khó có thể cầm thoải mái. Để thỏa mãn yêu cầu, các công ty bắt đầu làm cho điện thoại dài hơn, với màn hình có tỷ lệ khung hình hẹp hơn, hiện tại đã đạt đến 21: 9. Nhưng ngón tay cái lại là ngón tay ngắn nhất nên phần lớn màn hình vẫn ngoài tầm với khi cầm điện thoại.

Do đó, các nhà sản xuất quyết định cho phép người dùng chọn những gì mình muốn bằng cách tung thêm nhiều phiên bản của cùng một dòng sản phẩm với nhiều kích thước khác nhau.

Bộ ba yếu tố quan trọng trên điện thoại thông minh: âm lượng, hiệu năng, máy quét dấu vân tay

Trên hầu hết các điện thoại thông minh hiện đại, có ba thứ cần sử dụng ngón tay ở thân máy: nút tăng / giảm âm lượng, nút nguồn và máy quét dấu vân tay. Do việc sử dụng thường xuyên, nếu các yếu tố này được đặt thuận tiện, chúng sẽ giúp ích cho người dùng trong thời gian dài.

img

Nút nguồn là yếu tố quan trọng khi sử dụng.

Một ví dụ điển hình về vị trí xấu là nút nguồn trên Galaxy S10 và Galaxy S10 +. So với hầu hết các điện thoại khác, nó được đặt quá xa và người dùng cần điều chỉnh lại tay cầm, điều này làm tăng nguy cơ làm rơi điện thoại.

Một ví dụ khác về thiết kế bất hợp lý là Google đặt các nút âm lượng dưới nút nguồn trên điện thoại Pixel. Chắc chắn, điều đó làm cho việc điều chỉnh âm lượng trở nên dễ dàng nhưng trong thực tế, vị trí nút nguồn lại bất tiện vì đây là nút người dùng sử dụng thường xuyên nhất.

Và khi nói đến cảm biến vân tay, có vô số vị trí được đưa ra. Rất nhiều nhà sản xuất đã đặt sai chỗ cho cảm biến này. Một ví dụ điển hình là Samsung: đặt cảm biến vân tay ngay bên cạnh camera, khiến người dùng làm mờ ống kính, làm ảnh chụp dễ bị mờ.

Rốt cuộc, smartphone phải trải qua hàng loạt các quy trình, từ nhà thiết kế đến giám đốc điều hành, vượt qua nhiều đánh giá và phê duyệt, với mỗi chi tiết đều được “soi” kỹ lưỡng. Vậy, tại sao lỗi thiết kế trên smartphone vẫn còn tồn tại?

Những khó khăn trong thiết kế bao gồm:

1: Sắp xếp vô số linh kiện

Các nhà thiết kế phải xem xét không chỉ ngoại hình của một chiếc điện thoại mà còn cả cách thức nó hoạt động. Điều này có nghĩa là sẽ có những hạn chế nhất định khi đặt các bộ phận khác nhau xung quanh thân thiết bị. Các bộ phận cần phải được kết nối với bảng mạch chính và điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng. Mặc dù thiết kế của điện thoại đang trở nên bóng bẩy hơn, với các cổng và nút được loại bỏ và cảm biến vân tay ẩn dưới màn hình nhưng các bộ phận bên trong vẫn lộn xộn hơn bao giờ hết.

img

Mỗi smartphone lại có vị trí nút nguồn khác nhau.

Các nhà sản xuất luôn cố gắng thỏa mãn người dùng. Ví dụ như đáp ứng nhu cầu sử dụng pin lâu hơn bằng cách “nhét” pin lớn hơn, nhưng điều này lại tạo ra mâu thuẫn là chiếm nhiều diện tích. Do đó, các nhà thiết kế đôi khi phải tự cân nhắc để sắp xếp mọi thứ trong khoảng không gian nhỏ hẹp.

img

Camera trên smartphone không thể đặt thấp hơn vì vướng pin.

Khi chip xử lý và các bộ phận quan trọng khác liên tục thu nhỏ kích thước, các nhà thiết kế sẽ có nhiều khoảng không gian hơn để tạo ra các thiết bị tiện dụng nhất có thể.

2: Đảm bảo độ bền

Nút nguồn có liên quan gì đến độ bền? Sự thật là vị trí rỗng của nút này có liên quan đến độ bền của điện thoại. Khung kim loại của điện thoại là "bộ xương" và không chỉ có nhiệm vụ cố định tất cả các bộ phận tại chỗ mà còn đảm bảo thiết bị không dễ bị uốn cong.

img

iPhone 6 Plus từng gặp sự cố bị bẻ cong.

Việc có quá nhiều lỗ cho các nút ở thân máy sẽ làm yếu khung điện thoại. Điều này đặc biệt quan trọng khi các lỗ này ở cả hai cạnh của thiết bị và ở cùng một độ cao. Để chống lại sự yếu kém về cấu trúc, các nhà sản xuất sẽ phải tăng cường các linh phụ kiện ở bên trong ở khu vực này, do đó không gian vô cùng có giá trị.

Vì vậy, người dùng đừng nên vội chê những smartphone có thiết kế ngu ngốc và đưa ra phản hồi tiêu cực đến các nhà sản xuất. Có những người đã dành hàng tháng trời để cân nhắc thiết kế và suy nghĩ rất nhiều để đưa ra giải pháp cho từng chi tiết.

Tất nhiên, cả người dùng và giới công nghệ đều có quyền đánh giá sản phẩm cuối cùng và nhóm thiết kế chọn lựa ưu tiên tính năng nào thì điều đó sẽ được phản ánh trong thiết kế tổng thể của điện thoại. Hơn tất cả, thiết kế trên smartphone hoàn hảo đến đâu cũng còn tùy thuộc vào trải nghiệm của từng người dùng.

*Lưu ý: Một số nội dung trong bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.

CEO Apple - Tim Cook giải thích về sự ra đi của Jony Ive

Tim Cook đã chính thức đưa ra câu trả lời rõ ràng trước báo cáo ông không quan tâm đến thiết kế sản phẩm của Apple.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem