Đây là thứ bánh ngon nổi tiếng Thanh Hóa, đốt than nướng đập kêu rốp rốp, tết đến xuân về nhiều người ăn

Hữu Dụng Thứ năm, ngày 29/12/2022 12:46 PM (GMT+7)
Trãi những biến cố và thăng trầm, bánh đa truyền thống làng Chòm (nay còn gọi là làng Đắc Châu), xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa vẫn luôn giữ cho mình những nét đặc trưng riêng. Giờ đây lại càng nhộn nhịp vào vụ cuối năm, hiện nghề làm bánh đa nơi đây mang lại nguồn thu đá kể cho người dân nơi đây.
Bình luận 0

Theo các cụ cao nhân ở đây kể lại nghề làm bánh đa truyền thống Đắc Châu, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hoá đã có tuổi đời hàng trăm năm tuổi năm. Và cũng không ai biết rõ, nghề bánh đa làng Đắc Châu hiện nay có từ bao giờ, chỉ biết rằng nghề đã gắn chặt với tên làng. Nhưng trãi qua bao biến cố và thăng trầm nhưng nơi đây vẫn lưu giữ được làng nghề và ngày càng phát triển.

Làng bánh đa lớn nhất xứ Thanh nhộn nhịp dịp giữa trời đông - Ảnh 2.

Làng nghề làm bánh đa truyền thống của làng Chòm (nay còn gọi là làng Đắc Châu), xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa vẫn luôn giữ cho mình những nét đặc trưng riêng

Hiện toàn xã Tân Châu có khoảng 200 hộ làm bánh đa, bánh đa nem. Những ngày giáp Tết nguyên đán, đến Tân Châu, chúng ta không khỏi choáng ngợp bởi hình ảnh những chiếc bánh đa trắng tròn, trải đều tăm tắp trước hiên nhà, ngoài ngõ hay dọc triền đê...

Làng bánh đa lớn nhất xứ Thanh nhộn nhịp dịp giữa trời đông - Ảnh 3.

Nghề làm bánh đa ở làng Đắc Châu, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã có truyền thống hàng trăm năm tuổi.

Cùng với đó, là cảnh nhộn nhịp và hối hả của người dân, với những công đoạn làm bánh được người dân thực hiện rất nhịp nhàng, trong gia đình mỗi người một việc. Nghề làm bánh đa rất vất vả, khó nhọc vì phải nhanh mắt, nhanh tay và dường như toàn bộ cơ thể đều phải làm việc.

Làng bánh đa lớn nhất xứ Thanh nhộn nhịp dịp giữa trời đông - Ảnh 4.

Những ngày này, đến làng Đắc Châu, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đâu đâu cũng thấy bánh đa được người dân đem phơi.

Đến làng Đắc Châu, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa những ngày mùa đông lạnh giá này, nhưng đâu đâu cũng thấy cái nóng tới bỏng tay khi ngồi tráng bánh đa cạnh những nồi hơi, hàng trăm phụ nữ ở làng bánh đa Đắc Châu vẫn miệt mài làm việc khiến mọi người ở đây quên hết cái lạnh của mùa đông.

Làng bánh đa lớn nhất xứ Thanh nhộn nhịp dịp giữa trời đông - Ảnh 5.

Để làm được một chiếc bánh đa phải trải qua rất nhiều công đoạn.

Một ngày làm việc của người dân ở làng bánh đa Đắc Châu, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đều bắt  đầu từ 4 giờ sáng. Mọi người đã chuẩn bị dạy tráng bánh, sau đó phơi bánh, mang bánh đi gửi, quay lại ủ bột, xay bột... là tới 9 - 10 giờ tối, công việc này cứ thế lặp lại mỗi ngày.

Làng bánh đa lớn nhất xứ Thanh nhộn nhịp dịp giữa trời đông - Ảnh 6.

Khâu chọn gạo và pha chế bột được người dân làng Đắc Châu, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa xem là phần quan trọng nhất.

Người dân ở làng Đắc Châu rất thạo nghề, mỗi ngày có thể tráng được cả nghìn chiếc bánh Với những người làm nghề nơi đây, họ chỉ mong những ngày trời trong, mây trắng, nắng to bởi ở làng này mọi không gian đều được dành cho việc phơi bánh. Bánh phơi trên giàn trước nhà trước ngõ, phơi trên mái ngói, phơi trên nóc nhà cao tầng... Ngày nắng đẹp, đứng từ trên cao nhìn xuống làng Đắc Châu sẽ thấy bạt ngàn những vòng tròn, đi dưới giàn phơi nhìn lên trời chỉ là những khe với các hình giao thoa kết nối rộng dài vô tận, với người dân Đắc Châu nghề làm bánh đa đã trở thành nguồn thu nhập chính của mỗi gia đình. Nghề làm bánh đa không chỉ làm nghề kiếm kế sinh nhai, với họ, làm bánh đa còn là cách để giữ gìn những truyền thống tốt đẹp lâu đời của ông cha để lại.

Làng bánh đa lớn nhất xứ Thanh nhộn nhịp dịp giữa trời đông - Ảnh 7.

Hàng ngày người dân làng Đắc Châu, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa phải dậy từ 4 giờ sáng và kết thúc ngày làm việc là lúc 21 giờ.

Bà Nguyễn Thị Diệp, thôn Đắc Châu, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Nghề tráng bánh đa là nghề gia truyền của ông bà để lại. Thu nhập nghề mang lại không quá cao, khoảng từ  6 - 7 triệu đồng/người/tháng nhưng đủ nuôi sống gia đình và tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động ở địa phương. So với công việc khác, công việc tráng bánh đa vất vả, nhưng được cái ổn định, được làm việc tại nhà nên có thời gian chăm sóc con cái".

Làng bánh đa lớn nhất xứ Thanh nhộn nhịp dịp giữa trời đông - Ảnh 8.

Bánh đa ở làng Đắc Châu, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa có mùi vị và nết đặc trưng riêng.

Cũng theo bà Diệp, để có một cái bánh đa, phải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên là chọn gạo, nguyên liệu vừng hoặc bột sắn. Tiếp đó, ngâm gạo, xay bột. Qua khâu xay bột sẽ đến khâu lọc bột, rồi mới tới khâu tráng bánh. Sau khi tráng bánh cho lên khay, sau đó sẽ mang phơi dưới trời nắng từ 4 - 6 giờ đồng hồ. Tiếp sau đó là thu bánh và quạt bánh. Để làm được cái bánh hoàn chỉnh thì công đoạn nào cũng vất vả, đòi hỏi kỹ thuật rất cao và tỉ mỉ.

Làng bánh đa lớn nhất xứ Thanh nhộn nhịp dịp giữa trời đông - Ảnh 9.

Những người phụ nữ ở làng Đắc Châu, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ai ai cũng thạo nghề làm bánh đa.

Hiện các sản phẩm bánh đa của Đắc Châu rất đa dạng, có loại chỉ 2.500 đồng nhưng có loại 9.000 đồng/1 cái. Việc sản xuất hàng được dựa trên phiếu đặt hàng của khách trước đó, hiện nay mỗi ngày gia đình bà Diệp làm được khoảng 1.000 chiếc bánh đa nhưng không đủ phục vụ khách. Ngày cao điểm có thể làm tới 1.500 chiếc, thu nhập bình quân cũng giao động khoảng 400.000 – 500.000 đồng/ngày.

Làng bánh đa lớn nhất xứ Thanh nhộn nhịp dịp giữa trời đông - Ảnh 10.

Nghề làm bánh đa, bánh đa nem là nguồn thu nhập chính của người dân làng Đắc Châu, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Bánh đa ở làng Đắc Châu có mùi thơm, độ béo ngậy vừa đủ là thành phần đặc trưng không thể thiếu trong chiếc bánh đa. Vừng được rắc đều ngay trong lò bánh, kết dính và chín như đã được hấp bởi hơi nước của lò. Vừng vàng , chứ không phải là đen hay đã bóc vỏ, khi nướng bánh vừng chín lên tạo mùi thơm hấp dân, vị bùi khi ăn. Vừng được mua từ nhiều nguồn khác nhau trong và ngoài tỉnh, nhưng lựa chọn được những hạt vừng làm bánh cũng phải rất cầu kỳ và cẩn thận.

Làng bánh đa lớn nhất xứ Thanh nhộn nhịp dịp giữa trời đông - Ảnh 11.

Hiện làng Đắc Châu, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa có khoảng 200 hộ làm nghề này.

Chiếc bánh đa làng Đắc Châu nhỏ bé nhưng đã góp phần nuôi sống bao gia đình làng nghề. Mỗi người con dân làng Đắc Châu mỗi khi đi xa vẫn luôn nhớ đến quê hương, nhớ đến những chiếc bánh đa đã nuôi dưỡng họ từ tấm bé.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem