Mới đây, Trường THPT Trưng Vương, TP.HCM đã tổ chức thi kết thúc học kỳ 1 năm học 2022-2023 cho học sinh. Trong đó, đáng chú ý là đề thi Văn của học sinh lớp 10.
Theo đó, ở phần đọc - hiểu đã đưa bài "Ông Đồ" của nhà thơ Vũ Đình Liên và đặt ra các câu hỏi cho học sinh.
Ở câu 5 gây chú ý khi đặt ra vấn đề những năm gần đây, có ý kiến cho rằng nên bỏ tết ta (Tết Nguyên đán) vì "Còn ăn tết ta, đất nước còn nghèo nữa" (GS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng danh dự Trường ĐH Nam Cần Thơ). Đề bài yêu cầu học sinh viết một đoạn văn nghị luận trình bày quan điểm của mình.
Nhận xét về đề thi này, nhiều học sinh cho biết không quá khó nhưng gắn với tính thời sự là sắp đến Tết Nguyên đán nên vô cùng hay và ý nghĩa. Đặc biệt các em học sinh thích thú khi được bàn luận về vấn đề có nên nghỉ Tết ta nên hay không. Đây cũng là chủ đề đang diễn ra tranh cãi thời gian gần đây.
Liên quan đến đề thi này, cô Nguyên Lý, Thạc sĩ Quản lý Giáo dục, giáo viên Trường Archimedes, Hà Nội cho biết: "Đề thi đã kiểm tra được những kiến thức cơ bản của học sinh như mức độ hiểu, nhận biết được các thể loại thơ, các biện pháp tu từ trong văn học hay tên và nội dung của những tác phẩm mà học sinh đã được học trong chương trình.
Ngoài ra đề còn có độ phân hóa cao để phân loại được học sinh và kiểm tra được những kỹ năng viết, cảm nhận, hiểu được 1 đoạn thơ hay. Từ đó học sinh đưa ra quan điểm, cái nhìn của bản thân mình về một nhận định, ý kiến vềTết.
Theo ý kiến cá nhân đề thi này kháthiết thựᴄ ᴄho họᴄ ѕinh уêu thíᴄh giá trị của cuộc sống và có sự ѕáng tạo ᴠăn ᴄhương. Đề tạo điều kiện ᴄho thí ѕinh trải nghiệm nhằm mụᴄ đíᴄh khơi lên ᴄảm хúᴄ, ѕuу nghĩ ᴄủa các em ᴠề Tết cổ truyền của dân tộc. Thông qua ᴠiệᴄ quan ѕát ᴠà lắng nghe của mỗi cá nhân để có cái nhìn toàn diện về Tết cổ truyền dân tộc xưa và nay khi chỉ còn hơn 20 ngày nữa là cả đất nước lại rộn ràng đón Tết đến - Xuân về.
Với đề văn trên, cáᴄ em ᴄó đượᴄ nguồn ᴄảm hứng ᴠà ngữ liệu để ѕáng tạo ᴠăn ᴄhương, sẽ giúp nối kết môn Ngữ ᴠăn trong nhà trường ᴠới ᴄuộᴄ ѕống muôn màu, nối kết trang ѕáᴄh ᴠới ᴄuộᴄ đời đồng thời táᴄ động tíᴄh ᴄựᴄ đến ᴠiệᴄ dạу và họᴄ ᴠăn trong các nhà trường".
Nói về câu có nên bỏ Tết ta (Tết Nguyên đán) vì "Còn ăn tết ta, đất nước còn nghèo nữa", cô Lý cho rằng vấn đề không mới nhưng chưa bao giờ cũ.
Với mỗi con người Việt Nam chúng ta, Tết là dịp lễ lớn nhất, quan trọng nhất của năm. Tết là dịp cả gia đình đoàn tụ cùng nhau quây quần bên mâm cơm, cùng nhau thăm hỏi người thân, cùng nhau đi lễ tết, chúc tết đầu năm…Những phong tục truyền thống trong ngày Tết của người Việt: Cúng ông Công ông Táo, gói bánh chưng, đi chợ hoa ngày Tết, sắm sửa mâm ngũ quả, dọn dẹp nhà cửa, thăm viếng mộ tổ tiên, đón giao thừa, xông đất, chúc tết mừng tuổi đầu năm, xuất hành... vừa gần gũi, giản dị nhưng cũng đầy ý nghĩa. Đây cũng là dịp lễ thể hiện rõ ràng nhất tính dân tộc đặc trưng của đất nước ta qua nhiều khía cạnh như: ẩm thực, các lễ hội hay ngay cả không khí Tết cũng rất đặc biệt.
Cùng với những hoạt động văn hóa lành mạnh, bổ ích, người ta còn thấy không hiếm những hiện tượng tiêu cực xuất hiện vào dịp này. Núp bóng những hội chợ, khu vui chơi ngày Tết là một số hoạt động cờ bạc trá hình, những trò chơi không lành mạnh, khuyến khích trẻ em tham gia trò chơi với các giải thưởng bằng rượu, thuốc lá vốn là thứ giới trẻ cần tránh xa. Ngoài ra, tệ nạn mê tín dị đoan, bói toán, đánh đề cầu vận may ngày Tết… diễn ra khá phổ biến ở một số chùa, đình, đền, miếu thờ.
"Tết không ngăn cản đất nước chúng ta phát triển. Con người mới là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến việc phát triển của một đất nước, đặc biệt là thế hệ trẻ. Cái chúng ta cần không phải là buông bỏ đi những giá trị truyền thống mà là tập trung giáo dục một cách đúng đắn, định hướng tư tưởng giới trẻ một cách rõ ràng và đúng hướng. Nâng cao dân trí mới là yếu tố tiên quyết đến sự tồn vong của một đất nước. Có chăng, chúng ta nên rút ngắn lại kỳ nghỉ tết, hạn chế bớt các lễ hội, tuyên truyền đơn giản hóa ngày tết để sau kỳ nghỉ tết mọi thứ trở lại nhịp sống bình thường được nhanh hơn", Thạc sĩ Lý nêu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.