Năm nay gần như được "trời phú", ở quần đảo Nam Du thuộc huyện Kiên Hải – Kiên Giang ngư dân đã trúng đậm nhờ nghề câu mực, thu tiền triệu mỗi đêm sau mỗi lần ra khơi đánh bắt.
Nghề đánh bắt mực đã có từ lâu đời. Tại huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) ngư dân sử dụng nhiều loại phương tiện đánh bắt khá đa dạng như đánh bằng ánh sáng đèn, bóng mực, câu mực...
Đồ nghề câu mực thật đơn giản, chỉ có cần câu bằng tre, bộ lưỡi câu chùm, dây gân và miến mồi làm bằng cao su có sơn nhiều màu sắc rực rổ để dụ mực cắn câu.
Loại câu chùm có 8 lưỡi chuyên dùng để câu mực.
Ông Trương Hữu Mười, với hơn 30 năm trong nghề câu mực, sống ở ấp Bải Ngự, xã An Sơn – Kiên Hải (Kiên Giang), cho biết: Gia đình có 3 người đều sống bằng nghề câu mực bình phân mỗi đêm câu 30-40 kg mực tươi.
Lợi thế của nghề câu mực là đánh bắt được quanh năm và cả ngày lẫn đêm. Ban ngày câu mực bầu, mực lá, còn ban đêm thì đánh mực ống, mực thước, mực nang.
Ban đêm những chiếc tàu biển dùng đèn cực sáng để soi xuống mặt biển đánh mực ống, mực thước, mực nang.
Đặc biệt mực nơi đây rất tươi ngon và ngọt.
Bên cạnh đó nghề đánh bắt bạch tuộc bằng vỏ ốc cũng đang phát triển rất mạnh đang cho thu nhập khá. Theo anh Lê Văn Tánh ở xã Nam Du – Kiên Hải, đánh bắt bạch tuộc bằng vỏ ốc không cần mồi, nhưng rất hiệu quả.
Mực được đóng thùng ướp đá để đưa vào đất liền tiêu thụ.
Làng chuyên sống bằng nghề câu mực ở xã An Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Từ đầu năm đến nay là mùa vụ của nghề đánh mực, ngư dân đã khai thác tốt lợi thế này và hầu hết các tàu thuyền đều trúng mùa, chỉ riêng nghề câu mực mỗi ngày cấp cho huyện đảo khoảng 10 -20 tấn mực tươi đáp ứng đủ nguồn thực phẩm tươi sống và chế biến xuất khẩu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.