Bên trong thánh đường Hồi giáo duy nhất ở miền Bắc (Phần 2): Khi phụ nữ Việt Nam lấy chồng theo đạo Hồi

Minh Ngọc Thứ tư, ngày 14/04/2021 06:06 AM (GMT+7)
"Khi đã tìm hiểu về đạo Hồi, tôi mới nhận ra rằng, Hồi giáo là một tôn giáo cực kỳ hòa bình và tốt đẹp. Những tín đồ Hồi giáo thực sự rất chân thành, tử tế, lương thiện, cùng với đó, mình luôn có niềm tin và luôn sống tốt thì mọi điều tốt đẹp sẽ đến" - chị Châm, một phụ nữ Đà Nẵng chia sẻ.
Bình luận 0

CLIP: Người Việt Nam theo đạo Hồi đến cầu nguyện tại Thánh đường Hồi giáo Al-Noor, số 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm (Hà Nội). Đây là thánh đường Hồi giáo duy nhất ở miền Bắc.

Có mặt từ sớm, chị Nguyễn Thế Châm, quê Đà Nẵng nhanh chóng mặc trang phục truyền thống của người phụ nữ Hồi giáo, rồi bước vào bên trong căn phòng được ngăn bởi những tấm vải lớn. Đây là nơi cầu nguyện giành riêng cho phụ nữ tại Thánh đường Hồi giáo Al-Noor (Al-Noor Mosque) tại số 12 Hàng Lược, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).

Trưa thứ 6 hàng tuần, chị Châm lại cùng chồng và con trai đến Thánh đường Hồi giáo để cầu nguyện.

Thánh đường Hồi giáo - Ảnh 2.

Người theo đạo Hồi không khuyến khích phụ nữ đến thánh đường, nhưng Thánh đường Al-Noor vẫn bố trí một phòng hành lễ cho phụ nữ, cách biệt bởi những tấm vải lớn tạo không gian riêng biệt.

Chị Châm chia sẻ, năm 2019 chị kết hôn với chồng là người Pakistan. Để hai người có thể tổ chức lễ thành hôn chị phải theo học và làm đơn xin gia nhập đạo Hồi.

Lấy chồng là người Pakistan - đất nước Hồi giáo, nên trước khi quyết định kết hôn, chị Châm luôn có nghĩ về những tục lệ hà khắc đối với phụ nữ, rồi những phong tục đối với chị là lạ lẫm... 

Thánh đường Hồi giáo - Ảnh 3.

Theo Nasit, quản lý nhà thờ Al - Noor, hiện ở Hà Nội có hơn 100 tín đồ người Việt Nam theo đạo Hồi.

Nhưng khi đã tìm hiểu về đạo Hồi, cũng như được chồng giải thích, chị Châm mới nhận ra rằng, sự thực không phải như những gì bây lâu nay vẫn tưởng tượng trước đó. 

"Hồi giáo là một tôn giáo cực kỳ hòa bình và tốt đẹp, những tín đồ Hồi giáo thực sự rất chân thành, tử tế, lương thiện, cùng với đó, mình luôn có niềm tin và luôn sống tốt thì mọi điều tốt đẹp sẽ đến" - chị Châm chia sẻ.

Trước đây khi còn ở Đà Nẵng chị Châm thường xuyên cầu nguyện ở nhà, nhưng sau khi cùng chồng chuyển ra Hà Nội nên cứ đến thứ 6 hàng tuần là cả gia đình đều đến Thánh đường Al-Noor để cầu nguyện.

Thánh đường Hồi giáo - Ảnh 4.

Đỗ Thị Nguyên, đến từ huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đến Thánh đường Al - Noor để xin gia nhập vào đạo Hồi.

Đỗ Thị Nguyên, cô gái đến từ huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình bẽn lẽn trong bộ đồ sơ mi trắng bước vào Thánh đường Hồi giáo Al-Noor. Nguyên có chồng sắp cưới là người Brunei - chồng cô là người Hồi giáo nên hôm nay Nguyên đến đây để làm thủ tục xin gia nhập đạo Hồi.

Đi xe khách ra Hà Nội từ ngày hôm trước, Nguyên thuê khách sạn ở gần Thánh đường Hồi giáo Al-Noor để thuận tiện cho sáng hôm sau đến làm thủ tục. Người hướng dẫn Nguyên hôm nay là Nasit (Người hành lễ và quản lý Thánh đường Hồi giáo Al-Noor).

Thánh đường Hồi giáo - Ảnh 5.

Đỗ Thị Nguyên được Nasit giới thiệu về Thánh đường Al - Noor.

Do dịch Covid-19, nên chồng sắp cưới của Nguyên vẫn chưa thể trở lại Việt Nam nên hôm nay một mình cô đến Thánh đường. Đây là lần đầu tiên Nguyên đặt chân vào một Thánh đường Hồi giáo, bản thân lại không biết tiếng nước ngoài trên nét mặt cô không dấu được vẻ lo lắng.

Sau khi gặp Nasit, Nguyên được giới thiệu về đạo Hồi, cách hành lễ, cầu nguyện. Thánh đường Al-Noor có 2 khu cầu nguyện dành riêng cho nam và nữ nên ngay buổi trưa hôm đó Nguyên đã được làm quen với cách hành lễ của đạo Hồi.

Do điều kiện ở xa nên Nguyên được Thánh đường Al-Noor gửi tài liệu để tự học ở nhà. Nguyên nói: "Em sẽ phải học cho đến khi nào thấy tự tin và hiểu về đạo Hồi và sau đó là đứng trước Thánh đường để tuyên thệ".

"Chồng sắp cưới của em nói, đám cưới sẽ được tổ chức 2 lần, đó là đám cưới theo nghi lễ của đạo Hồi và một đám cưới theo phong tục truyền thống của người Việt Nam. Đám cưới theo nghi lễ của đạo Hồi rất đơn giản. Hai người chỉ cần tới Thánh đường, sẽ có 4 người làm chứng và một người hướng dẫn, đọc kinh Qu'ran" - Nguyên chia sẻ.

Thánh đường Hồi giáo - Ảnh 6.

Nasit cho biết, sau khi học xong, những người muốn gia nhập vào đạo Hồi phải đứng trước thánh đường để tuyên thệ.

Theo Nasit (người hướng dẫn hành lễ tại Thánh đường Hồi giáo (Al-Noor) cho biết, đối với phụ nữ dù có gia nhập đạo Hồi hay không, nhưng mỗi khi đến Thánh đường cũng đều phải mặc quần áo dài che kín tay, chân. Họ có thể không đeo mạng che mặt, nhưng nhất thiết phải trùm khăn che đầu, bởi quan niệm của đạo Hồi là "thấy tóc là thấy tội".

Nasit cũng cho hay, để được gia nhập vào đạo Hồi thì thời gian phải học, tìm hiểu về nó cũng không mất quá lâu. "Cũng tùy từng người, nếu muốn hiểu sâu thì sẽ tốn thời gian, còn bình thường thì sẽ mất khoảng 1 tuần là đã biết khá nhiều rồi.

Thánh đường Hồi giáo - Ảnh 7.

Do điều kiện ở xa nên Nguyên được Thánh đường Al - Noor gửi tài liệu về nhà học.

Thánh đường Hồi giáo Al-Noor (Al-Noor Mosque) tại số 12 Hàng Lược, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) được xây dựng từ năm 1890 từ một nhóm cộng đồng người Ấn Độ. Thánh đường có diện tích khoảng 700m2, những nơi thờ phụng được xây dựng theo phong cách Hồi giáo điển hình.

Thánh đường Al-Noor đặt ở hướng tây để quay về hướng thánh địa Mecca linh thiêng của người Hồi giáo. Hiện nay, Al-Noor là thánh đường Hồi giáo duy nhất ở Hà Nội và miền Bắc. Hàng ngày vẫn có những tín đồ đến đây để cầu nguyện nhưng đông nhất sẽ vào ngày thứ 6.

"Thứ 6 là ngày lễ chính trong tâm linh của người Hồi giáo. Vào ngày này, họ sẽ đội mũ tròn trên đầu, mặc trang phục truyền thống và đến Thánh đường để cầu nguyện


 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem