Vô rừng ở Bình Định dò tìm loại nấm bổ dưỡng, ai ăn được thì "ghiền" không dứt

Thăng Bình Thứ năm, ngày 02/11/2023 05:40 AM (GMT+7)
Ở Bình Định gọi là nấm keo vì loại nấm này thường mọc trong các rẫy keo được trồng từ 2 đến 3 năm tuổi, trên các khu đất gò, đồi hoặc ven sông suối.
Bình luận 0

Nấm có hình dáng như chiếc ô, phần trên đầu có màu tím nhạt

Sau những cơn mưa, khi trời vừa hửng nắng cũng là lúc nấm keo (còn gọi nấm tràm) mọc rộ, người dân ở tỉnh Bình Định tất bật vào rừng hái, ít thì để dành ăn còn nhiều thì đem bán kiếm thêm thu nhập.

Đi "săn" loại nấm có tên đặc biệt, vị đắng đặc trưng, kén người ăn nhưng ăn được thì "ghiền" không dứt - Ảnh 1.

Người dân ở Bình Định vào rừng hái nấm. Ảnh: TB.

Nấm keo thường mọc trên sườn các gò đồi hay dọc theo ven bờ của những con suối. Chúng thường mọc lên từ những lớp lá mục dưới tán rừng keo được trồng từ 2 - 3 năm tuổi. 

Nấm keo có hình dáng như chiếc ô, phần trên đầu có màu tím nhạt, còn mặt dưới thì có màu hồng nhạt. 

Đi "săn" loại nấm có tên đặc biệt, vị đắng đặc trưng, kén người ăn nhưng ăn được thì "ghiền" không dứt - Ảnh 2.

Nấm keo được đựng vào bao chờ đưa ra khỏi rừng. Ảnh: TB.

Đi "săn" loại nấm có tên đặc biệt, vị đắng đặc trưng, kén người ăn nhưng ăn được thì "ghiền" không dứt - Ảnh 3.

Dùng dụng cụ cẩn thận hái nấm. Ảnh: TB.

Một vài ngày sau cơn mưa giông, những phôi nấm từ dưới mặt đất ẩm ướt sẽ xuyên qua lớp lá keo mục nhô lên thành những cây nấm li ti bằng đầu đũa. Ngày hôm sau, nó lớn bằng đầu ngón tay và vài ngày tiếp theo nó đã to tròn như quả trứng gà. 

Lúc này nếu nấm không được hái thì cả cây nấm sẽ héo rũ xuống, mục nát hòa tan vào đất để chờ đến mùa năm sau lại tiếp tục một chu kỳ sinh sôi nảy nở.

Đi "săn" loại nấm có tên đặc biệt, vị đắng đặc trưng, kén người ăn nhưng ăn được thì "ghiền" không dứt - Ảnh 4.

Đa phần người hái nấm là phụ nữ. Ảnh: TB.

Men theo những con đường mòn tiến sâu vào cánh rừng keo phía dưới chân núi thuộc địa phận xã Cát Lâm, huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định), vừa chạm nơi cũng là lúc trời vừa hửng sáng. Thời điểm nấm keo mọc rộ và được giá, người dân cũng đổ xô đi nhổ từ lúc sáng sớm.

Đi "săn" loại nấm có tên đặc biệt, vị đắng đặc trưng, kén người ăn nhưng ăn được thì "ghiền" không dứt - Ảnh 5.

Nấm được đưa vào giỏ, thành quả sau nhiều giờ lao động vất vả. Ảnh: TB.

"Nấm keo chỉ mọc trong một thời gian nhất định, nên ai cũng tranh thủ hái, phơi để dành ăn. Những ngày này, rừng không ngớt người tới lui", bà Nguyễn Tố Ngân (40 tuổi) cho hay.

Đi "săn" loại nấm có tên đặc biệt, vị đắng đặc trưng, ai ăn được thì "ghiền" không dứt - Ảnh 6.

Nấm keo có hình dáng như chiếc ô. Ảnh: TB.

Theo người dân địa phương, sở dĩ gọi là nấm keo vì loại nấm này thường mọc trong các rẫy keo được trồng từ 2 đến 3 năm tuổi, trên các khu đất gò, đồi hoặc ven sông suối.

Đi "săn" loại nấm có tên đặc biệt, vị đắng đặc trưng, kén người ăn nhưng ăn được thì "ghiền" không dứt - Ảnh 7.

Nấm ẩn ấp dưới lá cây, người dân dùng tay để hái nấm. Ảnh: TB.

Công việc kiếm tiền kỳ công, cực nhọc

Thường nếu 'trúng nấm' thì một ngày người dân cũng hái được khoảng 20 – 30kg. Nấm sau khi hái được bán trực tiếp cho thương lái với giá từ 20 – 25 ngàn đồng/kg, thời điểm đầu vụ; hoặc đem về làm sạch đất cát, rửa sạch, luộc sơ qua nước nóng cho vào bì nilong bỏ vào tủ lạnh để dành ăn hoặc mang bán với giá từ 30 – 40 ngàn đồng/kg. 

Đi "săn" loại nấm có tên đặc biệt, vị đắng đặc trưng, kén người ăn nhưng ăn được thì "ghiền" không dứt - Ảnh 8.

Bụi nấm mọc dưới tán rừng sau mưa lớn. Ảnh: TB.

Để tìm được nấm rất kỳ công, cực nhọc, khi vào sâu trong các khu rừng tìm nấm thì phải đeo bao tay, mang ủng chủ yếu để phòng muỗi đốt, rắn, rết cắn. 

Chị Nguyễn Thị Lựu quê ở xã Bình Tân (huyện Tây Sơn) chia sẻ, ngày trước nấm nhiều nhưng giờ thì cũng ít dần vì người hái ngày càng đông, muốn tìm phải vào sâu hơn trong những cánh rừng. 

Đi "săn" loại nấm có tên đặc biệt, vị đắng đặc trưng, kén người ăn nhưng ăn được thì "ghiền" không dứt - Ảnh 9.

"Săn" nấm trong rừng, công việc khá vất cả. Ảnh: TB.

Nấm thường mọc thành cụm, loại lớn thì dễ thấy vì nó nhô cao lên trên mặt đất, tuy nhiên, loại nấm này thì không ngon bởi mặt dưới loang lổ, sắp tàn. 

"Người đi hái chủ yếu lựa tìm những chiếc nấm búp. Loại này muốn tìm thì phải để ý vì nấm còn nhỏ, phần khác nấm bị che khuất và có màu hơi giống lá khô. Chu kỳ nấm rất nhanh, khoảng 2 - 3 ngày nên người dân cũng tranh thủ đi hái", chị Lựu nói.

Đi "săn" loại nấm có tên đặc biệt, vị đắng đặc trưng, kén người ăn nhưng ăn được thì "ghiền" không dứt - Ảnh 10.

Nấm keo có vị đăng đắng nhưng hậu ngọt. Ảnh: TB.

Khi thời tiết đang hanh khô bỗng chuyển mưa vài ngày, làm ẩm một vùng đất trồng keo chính là thời điểm thuận lợi để nấm sinh sôi. Dưới những lớp lá mục, phôi nấm từ từ xuyên lên thành những cây nấm. Mới đầu nhỏ bằng ngón tay út, rồi lớn dần sau vài ngày, đầu nấm to tròn như quả trứng gà và có màu tím nhạt. 

Đi "săn" loại nấm có tên đặc biệt, vị đắng đặc trưng, kén người ăn nhưng ăn được thì "ghiền" không dứt - Ảnh 11.

Hối hả vào rừng kiếm thu nhập từ nấm keo. Ảnh: TB.

Nấm keo có vị đăng đắng nhưng hậu ngọt. Nấm được chế biến rất nhiều món ăn ngon như nấu dé đắng, hầm cari các loại, đổ bánh xèo hoặc xào chung với rau tập tang. Có những người không ăn được nấm keo vì vị đắng đặc trưng của nó, nhưng ai đã ăn được lại ghiền.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem