Hôm thứ Tư 15/1, cả chính phủ Nga đã từ chức. Thủ tướng Dmitry Medvedev rời vị trí và Tổng thống Vladimir Putin xác nhận chắc chắn rằng ông sẽ rời khỏi vị trí tổng thống vào cuối nhiệm kỳ hiện tại. Sau khi Thủ tướng Medvedev từ chức, ông Putin đã đề cử Mikhail Mishustin - người đứng đầu ngành thuế của nước Nga làm thủ tướng mới - điều khiến không chỉ người Nga mà cả thế giới đều bất ngờ.
Vào buổi sáng ngày 15/1, ông Mikhail vẫn còn là một quan chức Nga bình thường, không được nước ngoài chú ý, đến nỗi ông thậm chí không có trang Wikipedia tiếng Anh. Thậm chí, mức độ "nổi tiếng" của ông Mishustin bên trong nước Nga cũng khiêm tốn.
Nhưng đến buổi chiều cùng ngày, cái tên Mikhail Mishustin đã trở thành "tâm điểm" trên truyền thông quốc tế. Bất chấp độ nổi tiếng khiêm tốn, ông Mikhail được đánh giá là một nhà quản lý hiệu quả.
Là người đứng đầu cơ quan thuế của Nga, ông Mikhail đã đạt được những thành công rực rỡ. Chính ông là người có công lớn trong việc xây dựng lại hệ thống thu thuế của Nga, biến nó thành một trong những hệ thống tiên tiến và hiệu quả nhất trên thế giới. Nguồn thu từ thuế theo đó tăng 20%. Ông Mishustin, đặc biệt giống ông Putin, vốn là một người chơi khúc côn cầu cuồng nhiệt.
Một lần nữa, những cải cách chính trị của ông chủ Điện Kremlin đã gây ra cơn địa chấn chấn động trên toàn nước Nga nói riêng và cả thế giới nói chung. Những sửa đổi Tổng thống Putin đề xuất được cho là thay đổi diện mạo cả hệ thống chính trị của đất nước.
Những đề xuất sửa đổi mà Tổng thống Putin trình bày rất cụ thể, đó là chỉ có công dân Nga sống ít nhất 25 năm tại đất nước và không có bất kỳ cơ sở nào để thường trú tại nước khác mới được giữ các chức vụ lãnh đạo nhà nước quan trọng, \là khẳng định quy định nhiệm kỳ tổng thống không kéo dài quá 2 kỳ liên tiếp, là nâng cao vai trò và trách nhiệm của cơ quan lập pháp, đó là quy chế hiến định cho một cơ quan do chính ông Putin lập ra vào năm 2000 là Hội đồng quốc gia...
Những đề xuất sửa đổi trên một khi thành hiện thực, nước Nga sẽ có cơ quan lập pháp mạnh, đảm đương cả vai trò bổ nhiệm lãnh đạo cao nhất của nhánh hành pháp thay vì chỉ phê chuẩn theo đệ trình của tổng thống như hiện nay.
Về phần Thủ tướng Medvedev, theo RT, ông đã không bị gạt sang một bên. Sau khi từ chức, ông được bổ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng quốc gia, một vị trí "bán nghi lễ" nhưng vẫn giữ được uy tín. Sẽ là một sai lầm khi cho rằng, ông Medvedev đã rời sân khấu chính trị, nhưng sẽ rất ngạc nhiên nếu ông một lần nữa lại được tin dùng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.