Là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nhưng với nỗ lực, phấn đấu của cả hệ thống chính trị và toàn dân, đến nay chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Lục Ngạn đã đạt được nhiều kết quả. Huyện đang tiếp tục nhân rộng các mô hình để đạt nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Vượt khó từ những ngày đầu
Ngay từ những ngày đầu thực hiện xây dựng NTM huyện Lục Ngạn gặp rất nhiều khó khăn. Xuất phát điểm của các xã rất thấp, nên cơ sở vật chất hầu như đều cần đầu tư xây mới … làm thế nào để đưa các xã về đích là câu hỏi không dễ trả lời đối với lãnh đạo huyện Lục Ngạn lúc bấy giờ.
Do đó, ngay từ khi bắt tay triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện Lục Ngạn đã xác định đây sẽ là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao của toàn bộ hệ thống chính trị.
Ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết: "Trong những năm qua, chính quyền và nhân dân trên địa bàn đã không ngừng nỗ lực, quyết tâm phấn đấu xây dựng nông thôn mới ngày càng khang trang, sáng xanh - sạch đẹp. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân về xây dựng nông thôn mới với phương châm "Xây dựng nông thôn mới là quá trình liên tục, lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc".
Huyện Lục Ngạn xác định "Xây dựng nông thôn mới là quá trình liên tục, lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc".
Khi bắt đầu thực hiện chương trình, mức độ tiêu chí tại các xã trên địa bàn huyện còn thấp, bình quân toàn huyện năm 2010 mới đạt 5,4/19 tiêu chí, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 43,96%; trong đó một số tiêu chí như giao thông, thủy lợi, tỷ lệ cứng hóa toàn huyện đạt rất thấp so với quy định; hệ thống cơ sở vật chất văn hóa như: Nhà văn hóa, khu thể thao xã, nhà văn hóa, khu thể thao thôn tại nhiều nơi còn chưa có hoặc chưa đảm bảo, thiếu thốn...
Lục Ngạn huyện vùng cao nên toàn huyện có 29 xã, thị trấn với 380 thôn bản, trong đó có 12 xã vùng cao; toàn huyện còn 9 xã đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực 2. Huyện có 8 dân tộc cùng sinh sống (Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Dìu, Sán Chí, Dao, Hoa), trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 49%.
Khó khăn là vậy, nhưng nhờ cách làm linh hoạt, sáng tạo đó, mà chương trình xây dựng NTM của huyện Lục Ngạn những năm qua đã đạt được rất nhiều kết rất quả đáng tự hào. Diện mạo NTM đã hiện hữu ở khắp nơi, khi đi đến đâu chúng tôi đều bắt gặp những ngôi nhà mới khang trang, những con đường bê tông rộng rãi, sạch đẹp, những công trình văn hóa, thể thao, y tế, trường học… mới mọc lên trên chính mảnh đất khó khăn trước đây.
Đến nay, toàn huyện Lục Ngạn đã có 14 xã về đích nông thôn mới. Đặc biệt, trong năm 2022, huyện đăng ký 3 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu gồm: Thôn Hạ Long (xã Giáp Sơn); thôn Ngọc Nương (xã Mỹ An); thôn Chể (xã Phượng Sơn).
Tích cực, chủ động và hội nhập
Xác định công tác lãnh đạo, chỉ đạo có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến thành công trong công cuộc xây dựng NTM nên ngay từ những năm đầu triển khai thực hiện chương trình Huyện ủy Lục Ngạn đã ban hành nhiều Nghị quyết, kế hoạch, văn bản chỉ đạo về xây dựng nông thôn mới.
Xác định phương châm "dễ làm trước, khó làm sau", tận dụng những thế mạnh của địa phương đặc biệt là phát triển cây ăn quả, góp phần quan trọng trong xây dựng phát triển nông nghiệp, nông thôn mang đặc trưng riêng của huyện Lục Ngạn nhằm thúc đẩy việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Hằng năm, huyện đã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới, trong đó, chú trọng đối tượng là cán bộ cơ sở và Ban quản lý các xã. Đồng thời tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân tham quan học tập kinh nghiệm lẫn nhau, tạo phong trào thi đua rộng khắp giữa các địa phương, thôn, xóm, hộ gia đình
Nhiều công trình hạ tầng giao thông, khu văn hóa thể thao được đầu tư cải tạo, xây dựng mới khang trang hơn; đặc biệt nhiều công trình được hình thành từ nguồn đóng góp, hiến đất của nhân dân. Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sâu rộng và tạo khí thế thi đua giữa các thôn và các xã trong toàn huyện.
Trong những năm qua, chính quyền địa và nhân dân trên địa bàn đã không ngừng nỗ lực, quyết tâm phấn đấu xây dựng nông thôn mới ngày càng khang trang, sáng xanh - sạch- đẹp.
Song song với đó, huyện Lục Ngạn cũng quyết liệt áp dụng cơ chế đặc thù, thực hiện thiết kế mẫu trong xây dựng cơ bản; phát huy vai trò giám sát của nhân dân để xây dựng công trình có hiệu quả hơn, nhằm giảm thiểu chi phí trung gian, thuận lợi trong huy động sức dân, hạn chế nợ đọng.
Đến nay, huyện Lục Ngạn đã có 14 xã về đích nông thôn mới. Đặc biệt, trong năm 2022, huyện đăng ký 3 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu gồm: Thôn Hạ Long (xã Giáp Sơn); thôn Ngọc Nương (xã Mỹ An); thôn Chể (xã Phượng Sơn).
Với những kết quả đã đạt được, huyện Lục Ngạn phấn đấu hết năm 2022 có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (Phì Điền, Tân Hoa), lũy kế đạt 16/28 xã; có thêm 1 xã (Thanh Hải) đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, lũy kế đạt 3/28 xã đạt.
Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục nhân rộng kết quả thực hiện điểm mô hình thôn nông thôn mới kiểu mẫu để các địa phương học tập, đồng thời tập trung tuyên truyền những cách làm hay, sáng tạo, sự tham gia của cộng đồng trong thực hiện nông thôn mới kiểu mẫu để nâng cao ý thức tự giác, tự chủ, khơi dậy, phát huy năng động sáng tạo của người nông dân trong tổ chức thực hiện.
Bên cạnh đó, huyện sẽ rà soát lại việc đầu tư xây dựng mới nhà văn hóa - khu thể thao xã, thôn, chú trọng đầu tư các công trình cấp thôn nhằm cải thiện trực tiếp điều kiện sinh hoạt và sản xuất của người dân, cho phù hợp với việc sắp xếp, sáp nhập thôn, đơn vị hành chính cấp xã và nguồn vốn được giao năm 2022.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.