Điều ít biết về cung điện dành cho công chúa thời nhà Nguyễn ở Hà Nội

Kim Duyên Thứ tư, ngày 28/09/2022 15:38 PM (GMT+7)
Hậu Lâu là một trong 5 di tích hiện còn của Thành cổ Hà Nội. Hậu Lâu còn gọi là Tĩnh Bắc lâu, Lầu Công chúa, hay tòa “Hậu điện”. Sự kết hợp kiến trúc Đông – Tây đã làm nên nét riêng, độc đáo cho cung điện này.
Bình luận 0

Clip 

Cung điện duy nhất của các công chúa nhà Nguyễn còn lại ở Hà Nội. Thực hiện: Kim Duyên.

Điều ít biết về cung điện dành cho công chúa thời nhà Nguyễn ở Hà Nội - Ảnh 2.

Hậu Lâu rộng khoảng 2.392m2, xưa gọi là Tĩnh Bắc Lâu, được xây dựng từ sau đời Hậu Lê, là nơi ở và sinh hoạt của hoàng hậu và công chúa. Ảnh: Kim Duyên.

Điều ít biết về cung điện dành cho công chúa thời nhà Nguyễn ở Hà Nội - Ảnh 3.

Thời Nguyễn, Hậu Lâu làm nơi ở của các cung tần, mỹ nữ đi theo nhà vua mỗi chuyến công du Bắc Hà. Người Pháp gọi Hậu Lâu là Lầu Công chúa hay Pagode des Dames (Chùa các bà). Ảnh: Kim Duyên.

Điều ít biết về cung điện dành cho công chúa thời nhà Nguyễn ở Hà Nội - Ảnh 4.

Công trình được xây bằng gạch, phía dưới hình hộp, trên là công trình kiến trúc ba tầng. Lầu dưới có ba tầng mái, lầu trên là hai tầng mái. Ảnh: Kim Duyên.

Điều ít biết về cung điện dành cho công chúa thời nhà Nguyễn ở Hà Nội - Ảnh 5.

Cuối thế kỉ 19, Hậu Lâu bị hư hỏng nặng, sau này người Pháp đã cải tạo xây dựng lại như hiện nay. Ảnh: Kim Duyên.

Điều ít biết về cung điện dành cho công chúa thời nhà Nguyễn ở Hà Nội - Ảnh 6.

Về tổng thể, Hậu Lâu là tòa lầu gồm ba tầng. Tầng dưới cùng được xây theo dạng hình hộp với ba phòng tách biệt. Ảnh: Kim Duyên.

Điều ít biết về cung điện dành cho công chúa thời nhà Nguyễn ở Hà Nội - Ảnh 7.

Ngay sát hai cửa ra vào phía trước Hậu Lâu là hai cầu thang dẫn lên tầng lầu thứ hai. Ảnh: Kim Duyên.

Điều ít biết về cung điện dành cho công chúa thời nhà Nguyễn ở Hà Nội - Ảnh 8.

Tầng lầu thứ hai cũng được chia làm ba phòng nhưng ngược lại với tầng một, phòng giữa ở đây lại thoáng đãng nhất với 3 cửa chính ở mặt trước. Hai phòng bên của tầng hai cũng thoáng đãng hơn hai phòng bên của tầng một do có cửa lớn mở ra hai hướng Đông – Tây. Phía sau phòng giữa là cầu thang dẫn lên tầng lầu thứ ba. Ảnh: Kim Duyên.

Điều ít biết về cung điện dành cho công chúa thời nhà Nguyễn ở Hà Nội - Ảnh 9.

Tầng lầu thứ ba chỉ có một phòng mở 9 cửa ra ba hướng (Đông – Tây – Nam). Đây là nơi lý tưởng để thưởng ngoạn phong cảnh. Tầng lầu này có kiến trúc hai tầng tám mái theo kiến trúc mái hoàng cung. Ảnh: Kim Duyên.

Điều ít biết về cung điện dành cho công chúa thời nhà Nguyễn ở Hà Nội - Ảnh 10.

Nét đặc trưng nhất của kiến trúc Pháp ở Hậu Lâu là độ dày của các bức tường, khiến các phòng luôn mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Ảnh: Kim Duyên.

Điều ít biết về cung điện dành cho công chúa thời nhà Nguyễn ở Hà Nội - Ảnh 11.

Trong khi đó, phong cách kiến trúc cung đình Việt Nam được thể hiện ở kiến trúc tổng thể của tòa lầu và những bức điêu khắc trên tường. Ảnh: Kim Duyên.

Điều ít biết về cung điện dành cho công chúa thời nhà Nguyễn ở Hà Nội - Ảnh 12.

Sự giao thoa kiến trúc Đông – Tây này đã làm nên nét riêng rất độc đáo cho Hậu Lâu. Ảnh: Kim Duyên.

Thành cổ Hà Nội là trung tâm chính trị của nước Đại Việt từ năm 1010. Vào năm 1029, vòng thành trong cùng được xây dựng. Kinh đô Thăng Long được mang tên "Long thành" vào thời Lý, "Phượng thành" hoặc "Long Phượng thành" ở thời Trần còn vào thời Lê gọi là "Cấm thành".

Các di tích còn lại trong "Thành cổ Hà Nội" là Cột Cờ, thẳng theo đường chính đạo vào tới điện Kính Thiên, rồi Đoan Môn, chếch sang phía tây có lầu Tĩnh Bắc và Bắc Môn ở chính Bắc Thành.

Năm 2010, Ủy ban Di sản thế giới đã thông qua Nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản Văn hóa thế giới.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem