Cận cảnh cổng thành cổ kính lớn nhất Hoàng thành Thăng Long xưa

Kim Duyên Thứ ba, ngày 27/09/2022 11:41 AM (GMT+7)
Đoan Môn là cửa chính quan trọng nhất của Cấm thành Thăng Long, được khởi dựng từ thời Lý. Sau những thăng trầm lịch sử, cánh cổng thành hàng nghìn năm tuổi của kinh thành Thăng Long vẫn giữ được sự chắc chắn và uy nghiêm của mình.
Bình luận 0

Clip Cổng thành Đoan Môn - cửa vào cấm thành của Hoàng thành Thăng Long. Thực hiện: Kim Duyên.

Cận cảnh cổng thành cổ kính lớn nhất Hoàng thành Thăng Long xưa - Ảnh 2.

Đoan Môn - cổng thành phía Nam của Cấm thành (còn gọi là Long thành) - có cấu trúc hình chữ U quay vào phía trong cấm thành, được xây bằng đá và gạch. Ảnh: Kim Duyên.

Cận cảnh cổng thành cổ kính lớn nhất Hoàng thành Thăng Long xưa - Ảnh 3.

Kinh thành Thăng Long gồm 3 vòng thành: Vòng ngoài gọi là La Thành; Vòng giữa là Hoàng Thành; Vòng trong cùng là Cấm Thành. Đây là một trong những công trình quan trọng nhất còn lại của Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Kim Duyên.

Cận cảnh cổng thành cổ kính lớn nhất Hoàng thành Thăng Long xưa - Ảnh 4.

Theo hướng từ Đông sang Tây, Đoan Môn có chiều dài 46,5m, kết cấu 3 tầng. Ảnh: Kim Duyên.

Cận cảnh cổng thành cổ kính lớn nhất Hoàng thành Thăng Long xưa - Ảnh 5.

Tầng dưới cùng của Đoan Môn được xây theo lối tường thành cổ với năm cổng thành được dựng cuốn vòm cân xứng gần như tuyệt đối qua "trục thần đạo", hay còn gọi là "trục chính tâm" của Hoàng thành. Có 5 vòm cửa, vòm cửa giữa chỉ dành cho nhà vua đi. Ảnh: Kim Duyên.

Cận cảnh cổng thành cổ kính lớn nhất Hoàng thành Thăng Long xưa - Ảnh 6.

Phía trên cổng chính giữa còn lưu giữ được tấm biển đá ghi hai chữ Hán "Đoan Môn" được xác định có từ thời Lý. Ảnh: Kim Duyên.

Cận cảnh cổng thành cổ kính lớn nhất Hoàng thành Thăng Long xưa - Ảnh 7.

Kiến trúc cuốn vòm ở các cổng thành không chỉ mang lại những đường cong duyên dáng, mà còn có kết cấu chịu lực tốt. Ảnh: Kim Duyên.

Cận cảnh cổng thành cổ kính lớn nhất Hoàng thành Thăng Long xưa - Ảnh 8.

Tầng thứ hai được xây dựng theo lối vọng canh, có hệ thống cửa trổ đều các hướng. Tuy nhiên, kiến trúc này đã được cải tạo lại và hình dáng đã có nhiều đổi khác so với thuở ban đầu. Ảnh: Kim Duyên.

Cận cảnh cổng thành cổ kính lớn nhất Hoàng thành Thăng Long xưa - Ảnh 9.

Các cửa vọng canh thông nhau giống như một mê cung mở. Ảnh: Kim Duyên.

Cận cảnh cổng thành cổ kính lớn nhất Hoàng thành Thăng Long xưa - Ảnh 10.

Tầng lầu thứ ba được dựng theo lối vọng lâu nóc 2 tầng 8 mái, các góc mái được trang trí bằng hình tượng rồng cuốn. Ảnh: Kim Duyên.

Cận cảnh cổng thành cổ kính lớn nhất Hoàng thành Thăng Long xưa - Ảnh 11.

Một cổng phụ bên trái Đoan Môn. Ảnh: Kim Duyên.

Cận cảnh cổng thành cổ kính lớn nhất Hoàng thành Thăng Long xưa - Ảnh 12.

Bậc thang lối lên tầng 2 của Đoan Môn. Ảnh: Kim Duyên.

Cận cảnh cổng thành cổ kính lớn nhất Hoàng thành Thăng Long xưa - Ảnh 13.

Hiện nay, di tích Đoạn Môn được nhiều người chọn đến tham qua, đặc biệt là các bạn trẻ. Ảnh: Kim Duyên.

Thành cổ Hà Nội là trung tâm chính trị của nước Đại Việt từ năm 1010. Vào năm 1029, vòng thành trong cùng được xây dựng. Kinh đô Thăng Long được mang tên "Long thành" vào thời Lý, "Phượng thành" hoặc "Long Phượng thành" ở thời Trần còn vào thời Lê gọi là "Cấm thành".

Các di tích còn lại trong "Thành cổ Hà Nội" là Cột Cờ, thẳng theo đường chính đạo vào tới điện Kính Thiên, rồi Đoan Môn, chếch sang phía tây có lầu Tĩnh Bắc và Bắc Môn ở chính Bắc Thành.

Năm 2010, Ủy ban Di sản thế giới đã thông qua Nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản Văn hóa thế giới.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem