Xe tăng tối tân của Nga bị lính dù Ukraine hạ gục dễ dàng
Phương Đăng (theo 19 Forty Five)
Thứ sáu, ngày 15/07/2022 20:19 PM (GMT+7)
Từ đầu tháng đến nay, lính dù Ukraine được cho là đã ít nhất 2 lần hạ gục xe tăng Nga tối tân bằng các tên lửa cơ động. Mất mát này được cho là sẽ khiến Moscow cảm thấy "mất mặt" và có thể chứng tỏ xe tăng Nga không mạnh như những gì giới chức ở Điện Kremlin tuyên bố, theo 19 Forty Five.
Đầu tuần này, quân đội Ukraine vừa những hình ảnh cho thấy cách lính dù sử dụng tên lửa FGM-148 Javelin do Mỹ sản xuất để nhắm vào 2 xe tăng Nga - có thể chiến trường khu vực Donbas, miền Đông Ukraine.
Tuyên bố của quân đội Ukraine cho biết, lính dù của Lữ đoàn tấn công biệt lập số 80 thuộc Lực lượng tấn công đường không đã tiêu diệt 2 xe tăng T-90 hiện đại của Nga bằng hệ thống tên lửa phòng không Javelin.
"Chúng tôi đang tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu và tiêu diệt lực lượng Nga!", tuyên bố của quân đội Ukraine nhấn mạnh.
Các hình ảnh đi kèm tuyên bố dường như cho thấy xác một chiếc xe tăng sau khi bị trúng đạn, trong khi chiếc thứ hai bị nhắm mục tiêu và cuối cùng cũng bị bắn nổ tung, News Week đưa tin .
Một vụ tấn công trước đó của lính dù Ukraine cũng khiến 2 xe tăng T-90 khác của Nga bị phá hủy theo cách tương tự. Video về cuộc tấn công đó đã được đăng lên mạng xã hội, và được truyền thông Ukraine dẫn lại.
Quân đội Ukraine tung video tấn công và tiêu diệt xe tăng Nga. Nguồn: 19 Forty Five
Được sản xuất bởi công ty Uralvagonzavod ở Nizhny Tagil (Nga) T-90 có nguồn gốc từ một chương trình thiết giáp thời Liên Xô.
Chương trình này được tạo ra với kỳ vọng sẽ phát triển một loại Xe tăng chiến đấu chủ lực BMT mới có thể thay thế các dòng tăng T-64, T-72 và T-80.
Những chiếc xe tăng này thường được mô tả là sự pha trộn giữa cũ và mới, dựa trên các thiết kế xe tăng truyền thống của Liên Xô đã trở thành tiêu chuẩn kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng có những tiến bộ thực sự của thế kỷ 21 bao gồm pháo tự động nạp đạn giúp giảm thành phần của kíp lái và các nền tảng vũ khí nhỏ và gọn hơn.
Khoảng 120 xe tăng T-90 đã được chuyển giao cho Lực lượng Mặt đất Nga trước khi việc sản xuất phiên bản nâng cấp, T-90M diễn ra vào năm 2004.
Điện Kremlin đã nhiều lần ca ngợi khả năng chiến đấu của "siêu phẩm" T-90M - xe tăng tối tân nhất của Nga. Và khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra ngày 24/2, quân đội Nga được cho là đã triển khai siêu tăng T-90M đến Ukraine để chiến đấu.
Tờ Topcor hồi tháng 4 dẫn một video được Vệ binh quốc gia Nga đăng tải cho thấy sự xuất hiện của T-90M “Proryv-3” ở vùng Kharkov, đông bắc Ukraine. Chiếc xe tăng được cho đã tham gia đánh chặn một cuộc phản công của lực lượng Ukraine trong khu vực.
Theo Topcor, trong cuộc đụng độ trên, lực lượng Ukraine đã hứng chịu thiệt hại nặng nề. Từ video của Vệ binh quốc gia Nga, chiếc T-90M được ngụy trang khá kỹ với lớp phủ Nakidka giúp xe tránh bị hệ thống trinh sát hồng ngoại, cảm biến nhiệt lẫn radar đối phương phát hiện. Điều này về cơ bản giúp T-90M ẩn mình tốt hơn trong tác chiến, nhất ở môi trường đô thị.
T-90M được nâng cấp nhiều về hỏa lực khi sử dụng pháo chính 2A46M-5, 125 mm. Theo trang Topwar của Nga, pháo 2A46M-5 có độ chính xác tăng thêm 20% so với phiên bản 2A46M-4, độ phân tán của đạn khi bắn trong lục di chuyển giảm 1,7%.
Pháo mới hiệu suất cao cùng hệ thống ổn định nâng cấp cho phép công kích mục tiêu chính xác hơn trong lúc xe đang di chuyển.
Nóc tháp pháo được lắp trạm vũ khí điều khiển từ xa sử dụng đại liên 12,7 mm. Trạm vũ khí mới tích hợp cảm biến và hệ thống điều khiển hỏa lực, cho phép trưởng xe tiêu diệt mục tiêu từ bên trong xe.
T-90M được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp tối tân Kalina. Hệ thống Kalina với các cảm biến hiện đại cho phép theo dõi mục tiêu tự động và khóa pháo chính vào mục tiêu cho đến khi pháo thủ khai hỏa. Hệ thống cảm biến trên T-90M có thể xác định mục tiêu cỡ xe tăng ở cự ly 5.500 m trong điều kiện ban ngày, 2.000 m trong điều kiện đêm tối.
Để phòng vệ, T-90M được trang bị giáp phản ứng nổ (ERA) Relikt thế hệ mới, cung cấp khả năng bảo vệ tăng 50% cho chiếc xe tăng chủ lực này chống lại các loại đạn xuyên giáp, tên lửa chống tăng.
Phía sau tháp pháo, đuôi xe được gắn hệ thống lồng thép, giúp tăng khả năng bảo vệ chống lại các loại đạn bắn từ súng phóng lựu chống tăng. Khoảng hở giữa tháp pháo và thân xe được bọc lưới bảo vệ để tăng khả năng cản phá các loại đạn chống tăng.
Ngoài ra, T-90M còn được lắp hệ thống phòng vệ chủ động tương tự Afganit, loại dùng trên siêu tăng T-14 Armata. Nó gồm các cảm biến lắp quanh tháp pháo để phát hiện mối đe dọa, sau đó phóng cái khối đánh chặn để phá hủy đầu đạn trước khi nó tác động đến thân xe.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.