Múa âm dương là tên một điệu múa do nhà biên đạo Hải Liên đặt cho
dạng múa phồn thực của Chăm, gọi là Tamia Klai Kluk, dạng múa này đến
nay đã gần như bị thất truyền, hiện chỉ còn lưu giữ tại làng Bính Nghĩa,
tỉnh Ninh Thuận.
Người Chăm quan niệm sống phải có âm, có dương nên kết
cấu ngôn ngữ của từng động tác múa phải theo quy tắc cân đối, thượng hạ
âm dương tương đồng.
“Các động tác múa Âm dương vừa vui nhộn vừa linh thánh. Người Chăm cổ
thường múa điệu Âm dương vào các ngày lễ đầu năm, đầu mùa. Múa âm dương
mang đậm tính sinh sản phồn thực”. Ông Lâm Tấn Bình, giám đốc Trung tâm
trưng bày văn hóa Chăm, Bình Thuận chia sẻ.
Một đôi nam, nữ người Chăm đang biểu diễn các động tác trong điệu múa dân gian âm dương, tỉnh Bình Thuận.
Trước khi bước vào hội múa âm dương, mọi người trong làng phải làm lễ cúng các vị thần linh.
Lễ vật dâng cúng thần linh bao gồm 2 con gà, 5 mâm cơm, 3 nải chuối, 1 quả dừa, ngô rang, rượu, trứng vịt, nến trần và không thể thiếu trầu cau...
Làm chủ lễ cúng phải là một người có uy tín trong làng.
Người múa nam cởi trần và cầm trên tay một khúc gỗ đã được đẽo như hình dương vật. Khúc gỗ bọc cẩn thận trong một chiếc khăn. Trong ảnh: Anh Tiền Minh Chí thôn Bình Tiến, Phan Hiệp (Bắc Bình- Bình Thuận) đang chuẩn bị vật dụng để múa âm dương.
Để múa được điệu âm dương thì cẩn phải có cả nam, lẫn nữ bởi theo quan niệm của người Chăm sống phải có âm có dương, nên các động tác múa phải theo quy tắc cân đối, thượng hạ âm dương tương đồng. Trong ảnh: Thiếu nữ Kim Thị Tuyết (Bắc Bình- Bình Thuận) đang chuẩn bị vào múa âm dương.
Đi kèm với múa âm dương là những nhạc cụ dân tộc truyền thống như: trống Ginang, trống Baranưng, Ceng (chiêng), kèn Xaranai, Grong (lục lạc), đàn Kanhi…
Sự cân đối không chỉ nằm trong không gian mà cân đối trong từng chi tiết động tác. Nếu một bên tay thượng thì phải có một bên chân hạ, hay tư thế bên dưới gối khuỳnh ra thì bên trên tay cũng phải khuỳnh ra, tay trên ngửa thì tay dưới úp.
Lễ hội múa âm dương của người Chăm, Bình Thuận mang một ý nghĩa sâu sắc, nó thể hiện sức sống mãng liệt, sự sinh tồn tạo hóa của đồng bào Chăm.
Cặp nam, nữ đầu tiên được gọi là múa dẫn đường, sau đó các cặp nam nữ khác mới được vào múa tiếp. Trong ảnh: Cặp nam nữ múa đầu tiên đang thực hiện lễ cúng tạ ơn sau khi kết thúc màn múa âm dương.
Lễ vật dâng cúng thần linh sau màn lễ, hội múa âm dương được phát cho bà con lấy lộc cầu may.
Dạng múa phồn thực của dân tộc Chăm (Tamia Klai Kluk), đến nay đã gần như bị thất truyền. Chính vì lẽ đó nên vào hôm qua, 16/1, tại khu Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức mời bà con dân tộc Chăm ở Bình Thuận ra biểu diễn cho người dân ở thủ đô xem và tìm cách bảo tồn và phát triển loại hình văn hóa nghệ thuật này.
(Theo Infonet)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.