Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty may Hưng Yên cho rằng nếu tăng mức đóng BHXH dựa trên bình quân tổng thu nhập là không hợp lý, chẳng khác nào "ép chết" doanh nghiệp. Tỷ lệ đóng hiện nay của Việt Nam đã rất cao, trên 30%, gần như cao nhất nhì khu vực Đông Nam Á.
"BHXH đóng tự nguyện, nên đóng thế nào thì hưởng thế ấy. Lao động đóng thấp thì hưởng thấp, không phải là không đóng mà có hưởng", ông Dương nói.
Ông Dương cũng cho biết trong bối cảnh kinh tế khó khăn như thế này, doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn, nếu tăng đóng BHXH dựa trên bình quân tổng thu nhập (thay vì tổng tiền lương) thì sẽ rất khó cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp khó khăn, lao động cũng khó khăn. Nhiều người lao động còn muốn trốn đóng BHXH, muốn làm ở DN không đóng BHXH để nhận được về nguồn tiền lương cao. Lý do là bởi họ không có nhu cầu gắn bó, không muốn đóng BHXH.
Làm một phép tính, nếu tiền lương của người lao động là 5 triệu đồng/tháng. Nếu đóng BHXH thì phải trừ đi 1,5 triệu đồng. Như vậy quỹ lương mà DN trả cho lao động chỉ còn 3,5 triệu đồng.
Đương nhiên khoản 1,5 triệu đồng này là khoản tiền mà người lao động cùng doanh nghiệp phải đóng. Hiện nay, Luật BHXH quy định mức đóng BHXH là 32% mức tiền lương của lao động. Trong đó, doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động đóng 21,5%, người lao động đóng 10,5%.
Cụ thể mức đóng vào quỹ BHXH 26% trong đó: người lao động đóng 8%, doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động đóng 18%. 18% doanh nghiệp, chủ sử dụng đóng bao gồm: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Mức đóng bảo hiểm y tế 4,5% trong đó: người lao động đóng 1,5%, đơn vị đóng 3%.
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp 2%, trong đó người lao động đóng 1%, đơn vị đóng 1%
Giả sử, nếu tổng thu nhập của lao động được 10 triệu đồng/tháng, thì lao động phải đóng BHXH dựa trên 70% trên mức thu nhập.
Tức là trong 10 triệu đồng đó, sẽ có 7 triệu đồng được tính làm căn cứ để đóng BHXH. Với mức này, lao động và doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động sẽ phải đóng mức tiền BHXH là trên dưới 2 triệu đồng. Trong đó, lao động đóng 10,5% và người lao động đóng 21,5%.
Hơn nữa, hiện nay thu nhập ở mỗi vùng miền của Việt Nam đang có sự chênh lệch rất lớn. Nếu tính vậy thì rất khó để có thể tạo ra sự cân bằng về mặt tiền lương.
"Cuộc sống cực kỳ khó khăn, nên cả lao động, DN đều cực kỳ khó khăn, vì thế nên không ai muốn đóng cao. Tôi nghĩ chỉ nên giữ nguyên mức đóng như hiện tại, đợi khi kinh tế tăng lên thì xem xét".
Cũng theo ông Dương, hiện tại Tổng công ty may Hưng Yên có khoảng 16 nghìn lao động. Nếu mức lương bình quân khoảng 5,5 -6 triệu đồng/tháng thì mức đóng BHXH khoảng 1,5 -1,7 triệu đồng/tháng. Như vậy, số tiền đóng BHXH 1 năm lên tới hơn 300 tỷ đồng (trong đó doanh nghiệp đóng 21,5% và người lao động đóng 10,5%). Một con số quá lớn, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, doanh nghiệp cần nguồn tích lũy sản xuất.
Hơn nữa cũng cần tính toán rõ xem là nếu đóng BHXH dựa trên tổng thu nhập, thì thu nhập được hiểu là gì.
"Ngoài tiền lương, thu nhập gồm những khoản nào. Có những khoản là phúc lợi của công ty dành cho người lao động thì không thể lấy đó làm căn cứ tính đóng BHXH được", ông Dương kiến nghị.
Không riêng gì Tổng Công ty may Hưng Yên, nhiều doanh nghiệp cũng cùng chung ý kiến.
Đại diện doanh nghiệp chế biến thủy sản cho biết, với những ngành hàng sử dụng đông lao động như da giày, dệt may, chế biến thủy sản thì việc tăng đóng BHXH sẽ khiến doanh nghiệp gặp cực kỳ nhiều khó khăn. Quỹ lương tích lũy không có để tái đầu tư, giờ nếu tăng đóng BHXH thì doanh nghiệp sẽ kiệt quệ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.