Đổi thay ngỡ ngàng ở Điện Trung

Trần Hậu - Đoàn Hồng Thứ bảy, ngày 28/12/2019 05:00 AM (GMT+7)
Đến xã Điện Trung (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) những ngày cuối năm, có thể cảm nhận rõ những đổi thay trong diện mạo xã nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường liên thôn, liên xã được đổ bêtông sạch đẹp, các công trình phúc lợi, trường học được xây dựng khang trang, con em phấn khởi đến trường… Đó là sự đổi thay của xã Điện Trung hôm nay.
Bình luận 0

Sức sống mới

Ông Trần Tình - Chủ tịch UBND xã Điện Trung cho biết, là xã thuần nông, nơi điều kiện sống của người dân còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, tuy nhiên bằng sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã, Điện Trung đã cán đích xã NTM vào cuối năm 2014. Thời gian qua, địa phương đã không ngừng nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm giữ vững danh hiệu xã NTM và nâng cao chất lượng các tiêu chí.

img

Cơ sở hạ tầng nông thôn được xây dựng khang trang, đồng bộ là điểm nhấn khi về Điện Trung hôm nay.  Ảnh: Hà Thế

"Thời gian tới, xã Điện Trung tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xã NTM, khu dân cư NTM kiểu mẫu Đông Lãnh. Xây dựng “khu dân cư NTM kiểu mẫu” tại  thôn Nam Hà, đồng thời đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân…”.

Ông Trần Tình -
Chủ tịch UBND xã Điện Trung

Theo ông Tình, để đạt được kết quả như ngày hôm nay, ngay từ những ngày đầu triển khai xây dựng NTM, Điện Trung luôn xác định xây dựng NTM là sự nghiệp của toàn Đảng bộ, nhân dân trong xã, của cả hệ thống chính trị, vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, phải kiên trì, bền bỉ, sáng tạo.

Bộ mặt nông thôn xã Điện Trung đã có nhiều đổi thay. Từ nguồn vốn của chương trình kết hợp lồng ghép các nguồn vốn khác và vận động nguồn lực trong nhân dân, từ đó, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu ở thôn, xã được đầu tư xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt của người dân, tạo cảnh quan khang trang, từng bước hiện đại hóa nông thôn.

Đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã đã được bêtông đạt chuẩn theo quy định với tỷ lệ 100%. Những năm qua, hệ thống trục chính giao thông nội đồng tiếp tục được đầu tư, từ năm 2015 - 2018, xã đã xây dựng được thêm 1.420m đường, nâng tổng số chiều dài đường giao thông nội đồng trên địa bàn xã lên 14.322/14.838km, đạt tỷ lệ 96,52%. Số km kênh mương do xã quản lý đã được kiên cố hóa đến cuối năm 2014 là 15,732km.

Trong năm 2016-2018, xã đã đầu tư xây dựng 0,890km, nâng tổng số km kênh mương trên địa bàn xã đến cuối năm 2018 là 16,622km.

Về điện thủy lợi hóa đất màu, xã hiện có 659m dây trung thế, 10.856m dây hạ thế và nâng trạm biến áp 50KVA lên 100KVA, đảm bảo nguồn điện phục vụ tưới 170ha. Công tác quản lý khai thác hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã đã được hợp tác xã nông nghiệp và đến nay là tổ hợp tác dùng nước trực tiếp quản lý và điều hành, phục vụ nước tưới sản xuất trên 300ha đất lúa và hoa màu trên địa bàn xã. Ngoài giao thông, thủy lợi, các công trình khác như trường học, nhà văn hóa, trạm y tế, chợ… cũng được địa phương quan tâm, đầu tư nâng cấp.

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Ông Tình cho biết, để duy trì, giữ vững và phát triển các tiêu chí xây dựng NTM đã đạt chuẩn, xã triển khai nhiều đề án mang tính hiệu quả thúc đẩy sản xuất phát triển và hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội như: Đề án chuyển đổi cây trồng con vật nuôi, đề án phát triển giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương… Trong quá trình triển khai thực hiện, nhân dân hưởng ứng, đồng thuận cao và phát huy mạnh mẽ vai trò làm chủ.

Thời gian qua, địa phương đã xây dựng được nhiều mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, qua đó nâng cao thu nhập cho bà con như: Mô hình trồng lúa đạt diện tích 462.4ha, năng suất bình quân 56 tạ/ha; Mô hình trồng cây ngô đạt diện tích 150ha, năng suất bình quân 61 tạ/ha; mô hình trồng cây đậu phụng đạt diện tích 83ha, năng suất 18 tạ/ha; mô hình chăn nuôi bò…

Trên lĩnh vực thương mại dịch vụ, xã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên, khuyến khích nhân dân mở rộng thương mại dịch vụ, kinh doanh buôn bán nhằm thay đổi diện mạo NTM, tăng giá trị ngành thương mại dịch vụ. Phát triển ngành nghề sẵn có như: Xây dựng, mua bán và sơ chế nông sản, thực phẩm, hàn gò, sửa chữa cơ khí nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp… tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư nhằm giải quyết việc làm cho người lao động.

Nhờ các chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển kinh tế của Chương trình NTM, thu nhập của người dân đã tăng cao hơn so với trước. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,08% (năm 2018).

Chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng NTM, Chủ tịch UBND xã Điện Trung cho biết, trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM, qua đó phát huy vai trò chủ thể của người dân.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem