Tổng thống Nga Putin.
"Chúng tôi cần phân tích tình hình liên quan tới mối liên kết giữa việc hàng loạt quốc gia cùng ra quyết định trục xuất các nhà ngoại giao Nga. Phân tích chính sẽ do Bộ Ngoại giao Nga tiến hành. Sau đó, Tổng thống sẽ tiếp nhận bản báo cáo và hàng loạt đề xuất đáp trả. Quyết định cuối cùng sẽ do người đứng đầu nước Nga đưa ra", Sputnik dẫn lời ông Peskov phát biểu hôm 26.3.
Cũng theo ông Peskov, Moscow cảm thấy đáng tiếc cho động thái trục xuất các nhà ngoại giao Nga của 20 quốc gia trước cáo buộc liên quan tới vụ cựu điệp viên hai mang Skripal và con gái ông này bị đầu độc ở Anh hồi đầu tháng.
Ông Peskov một lần nữa khẳng định, Nga phủ nhận mọi cáo buộc liên quan tới vụ hạ độc cha con ông Skripal.
"Dĩ nhiên, như trước đây, chúng tôi sẽ hành động theo nguyên tắc có đi có lại", ông Peskov nhấn mạnh.
Theo phát ngôn viên điện Kremlin, sự việc tương tự cũng từng xuất hiện trong lịch sử các mối quan hệ quốc tế.
"Đây không phải là vấn đề lớn, đó chỉ là sự sai lầm khi đưa ra quyết định. Chúng tôi hiểu được những sai lầm của họ. Bởi theo quan điểm của chúng tôi, cáo buộc hạ độc ông Skripal chỉ là cái cớ", ông Peskov nói.
Cũng trong ngày 26.3, Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ trước việc 20 quốc gia trục xuất hơn 100 nhà ngoại giao nước này về nước.
Theo đó, ngoài Mỹ và Canada, một số nước thuộc EU như Đức, Pháp, Đan Mạch và Ý cũng ra tuyên bố trừng phạt ngoại giao chống lại Nga trước cáo buộc Moscow là thủ phạm dùng chất độc thần kinh "Novichok" để đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal hôm 4.3 tại thành phố Salisbury của Anh.
Cho đến nay, những nước đã ra tuyên bố trục xuất các nhà ngoại giao Nga gồm: Mỹ — 60 người, Pháp — 4 người, Ba Lan — 4 người, Ukraine — 13 người, Estonia — 1 người, Litva —3 người, Đan Mạch — 2 người, Latvia — 1 người, Ý — 2 người, Hà Lan — 2 người, Đức — 4 người, Cộng hòa Séc — 3 người, Canada — 4 người, Phần Lan —1 người và Rumania — 1 người, Macedonia — 1 người, Úc — 2 người.
Trước đó, Anh cũng đã trục xuất 23 nhà ngoại giao Anh trước cáo buộc tương tự. Đáp trả, Nga đã yêu cầu 23 nhà ngoại giao Anh hoạt động tại thành phố St. Petersburg phải về nước ngay lập tức.
Tại Salisbury thuộc Anh ngày 4 tháng 3, cựu đại tá tình báo Sergei Skripal, người làm việc cho cơ quan đặc nhiệm Anh, và cô Yulia con gái ông ta đã bị ngộ độc. Phía Anh khẳng định rằng Nhà nước Nga tham gia vào vụ "đầu độc" Skripal bằng chất A234, mà họ coi ngang với "Novichok". Nga kiên quyết bác bỏ mọi cáo buộc dính líu trong "vụ Skripal".
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.
Ngày 27.3, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết đăng ký của bảy đại diện Nga tại NATO sẽ bị thu hồi như một phần biện pháp ngoại giao được các nước châu Âu thực hiện đối với Nga trong bối cảnh cuộc điều tra về vụ ám sát cựu Đại tá GRU Sergei Skripal.
"Hôm nay tôi đã hủy bỏ đăng ký của bảy đại diện nước Nga tại NATO", — Stoltenberg tuyên bố và nói thêm NATO sẽ không thông qua ba yêu cầu về đăng ký đại diện từ Nga.
Việc trục xuất các nhà ngoại giao Nga không thay đổi chính sách của Liên minh đối với Nga, Stoltenberg nói.
"Điều này không làm thay đổi chính sách đối với Nga. NATO vẫn cam kết thực hiện chính sách kép — khả năng quân sự mạnh mẽ và cởi mở đối thoại, bao gồm cả việc chuẩn bị cho cuộc họp Hội đồng Nga — NATO sắp tới ", ông nói tại cuộc họp báo.
Tổng cộng hơn 25 quốc gia NATO sẽ trục xuất các nhà ngoại giao Nga do vụ đầu độc cựu nhân viên GRU Sergei Skripal, Tổng thư ký Liên minh cho biết.
"Tôi nghĩ rằng Nga đã đánh giá thấp mức độ thống nhất của các đồng minh trong NATO", ông nói với các nhà báo ở Brussels.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.