Động Hoàng Xá - nơi cất giữ ngân khố thời kháng chiến có gì đặc biệt?

Nhật Minh Thứ năm, ngày 20/10/2022 10:46 AM (GMT+7)
Động Hoàng Xá (huyện Quốc Oai, Hà Nội) là nơi Chính phủ chọn để cất giữ ngân khố và đặt Đài phát thanh phụ khi đài chính bị địch dội bom.
Bình luận 0

Động Hoàng Xá - nơi cất giữ ngân khố thời kháng chiến có gì đặc biệt?

Động Hoàng Xá - nơi cất giữ ngân khố thời kháng chiến có gì đặc biệt? - Ảnh 2.

Động Hoàng Xá nằm trong núi Hoàng Xá, thuộc địa phận thị trấn Quốc Oai (Quốc Oai, Hà Nội). Động và núi Hoàng Xá nằm trong hệ thống “thập lục đại danh sơn” (16 quả núi lớn nổi tiếng) của phủ Quốc Oai xưa.

Động Hoàng Xá - nơi cất giữ ngân khố thời kháng chiến có gì đặc biệt? - Ảnh 3.

Nơi đây sử sách còn ghi về Cao Bá Quát (1809 – 1855), tên tự Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương tháng 12 năm 1854. Dưới chân núi Hoàng Xá, ông chỉ huy nghĩa quân chiến đấu với quân nhà Nguyễn do Lê Thuận lãnh binh Sơn Tây cầm đầu. Cao Bá Quát bị tử thương tại trận.

Động Hoàng Xá - nơi cất giữ ngân khố thời kháng chiến có gì đặc biệt? - Ảnh 4.

Tiếp là vị quan chính trực danh sĩ đời Duy Tân triều Nguyễn Cao Xuân Dục (1842 - 1923). Khi Hoàng Cao Khải theo Pháp muốn làm Phó Vương, bắt các quan trong triều phải ký vào biểu dâng lên vua. Cao Xuân Dục đã không ký. Ông bị gièm pha và bị giáng chức về làm tri phủ Quốc Oai. Sau khi ông mất, dân tạc tượng thờ ở giữa động Hoàng.

Động Hoàng Xá - nơi cất giữ ngân khố thời kháng chiến có gì đặc biệt? - Ảnh 5.

4 giờ 30 phút ngày 3/3/1947 trước khi lên Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đã nghỉ tại chùa Một Mái ngay dưới chân núi Hoàng Xá.

Động Hoàng Xá - nơi cất giữ ngân khố thời kháng chiến có gì đặc biệt? - Ảnh 6.

Ngày 12/4/1949, dân quân du kích địa phương đã chiến đấu với hơn 2.000 quân xâm lược Pháp và tay sai. Ngày 15 tháng Ba âm lịch hàng năm là ngày nhân dân trong vùng tổ chức giỗ trận tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ những người đã ngã xuống bảo vệ từng tấc đất núi Hoàng.

Động Hoàng Xá - nơi cất giữ ngân khố thời kháng chiến có gì đặc biệt? - Ảnh 7.

Động Hoàng Xá cũng là nơi trong các cuộc kháng chiến Chính phủ chọn làm nơi cất giữ ngân khố và đặt Đài phát thanh phụ khi đài chính bị địch dội bom.

Động Hoàng Xá - nơi cất giữ ngân khố thời kháng chiến có gì đặc biệt? - Ảnh 8.

Năm 1972, khi Đài TNVN tại Mễ Trì bị tấn công, nơi đây các phát thanh viên vẫn bình thản đọc những bản tin thời sự về cuộc kháng chiến theo sự chỉ đạo của Trung ương Đảng đến với nhân dân trong cả nước và bạn bè khắp năm châu.

Động Hoàng Xá - nơi cất giữ ngân khố thời kháng chiến có gì đặc biệt? - Ảnh 9.

Là một di tích đặc biệt gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc, nhưng hiện nay động Hoàng Xá ít được biết đến, bên trong động là cảnh tượng hoang vắng, lạnh lẽo.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem