Trước đó, lúc 9h ngày 7.7, tại Trạm Y tế xã Bàu Hàm 2, một trẻ nam 4 tháng tuổi đã được tiêm vắc-xin Quinvaxem mũi 2, uống OPV lần 1. Trẻ này được tiêm theo đúng quy trình, theo dõi 30 phút sau tiêm và được tư vấn chăm sóc trong vòng 24 giờ sau tiêm chủng.
Tuy nhiên, sau khi trẻ được gia đình đưa về nhà thì đến 23h30 cùng ngày, trẻ có dấu hiệu tím tái, mệt mỏi nên được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Dầu Giây. Sau khi trẻ được xử lý hạ sốt, thở ôxy tại bệnh viện này đã được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh.
Tại đây, trẻ được chẩn đoán suy hô hấp, nhiễm trùng huyết, trẻ được cấp cứu và hồi sức. Ngay sau đó trẻ nhanh chóng chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Lúc này trẻ trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim.
Tuy được hồi sức tích cực, nhưng trẻ đã tử vong lúc 3h sáng 8.7. Theo xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh và Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đều có kết quả bạch cầu tăng cao.
Được biết, cùng ngày 7.7 tiêm chủng mở rộng tại Trạm Y tế xã Bàu Hàm 2, có 23 trẻ được tiêm cùng lô vắc-xin Quinvaxem và 24 trẻ được uống cùng lô vắc-xin OPV. Song, các trẻ này đều có sức khỏe ổn định, chỉ trẻ nam 4 tháng tuổi trên thì bị tử vong.
Ngày 8.7, Hội đồng Tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế Đồng Nai đã họp cùng với chuyên gia Viện Pasteur, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM), đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, nguyên nhân tử vong của trẻ… Sau khi tổng hợp, phân tích, đánh giá, hội đồng đã thống nhất kết luận, trẻ tử vong do sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa, không liên quan tới tiêm chủng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.