Dự báo "sốc" châu Á vẫn có thể chống chọi tốt với việc giá gạo tăng đột biến
Khủng hoảng giá gạo tăng đột biến chưa có dấu hiệu dừng: Dự báo "sốc" châu Á vẫn có thể chống chọi tốt
Thứ tư, ngày 23/08/2023 11:01 AM (GMT+7)
Loạt diễn biến mới hiện đang khiến nhiều người lo sợ về khả năng tình trạng thiếu nguồn cung gạo sẽ đẩy giá gạo và giá của nhiều loại thực phẩm khác tại châu Á đồng loạt tăng mạnh.
Theo cập nhật mới nhất của Liên hợp quốc (UN), giá gạo hiện đã tăng lên mức cao nhất trong 12 năm sau khi quy định cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ được áp dụng và điều kiện thời tiết xấu đi không khỏi ảnh hưởng đến tình hình sản xuất loại thực phẩm chính của nhiều triệu người dân châu Á.
Phát biểu với CNBC, Giám đốc cấp cao của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) – ông Qingfeng Zhang nói: "Vấn đề giá gạo toàn cầu duy trì ở ngưỡng cao thực sự đáng lo lắng. Một yếu tố dường như đã rõ ràng chính là biến động giá gạo bất thường sẽ vẫn tiếp diễn trong những tháng tới".
Tính từ đầu năm 2023 đến nay cho đến trước diễn biến mới tại Ấn Độ, tình hình lạm phát giá thực phẩm tại châu Á khá ổn định.
Loạt diễn biến mới hiện đang khiến nhiều người lo sợ về khả năng tình trạng thiếu nguồn cung gạo sẽ đẩy giá của nhiều loại thực phẩm khác tại châu Á đồng loạt tăng mạnh. Một trong những yếu tố thu hút sự quan tâm chính là tình trạng thời tiết cực đoan El Niño, việc Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen cũng như chính sách bảo hộ thực phẩm dưới hình thức hạn chế thương mại tại nhiều quốc gia.
Ở thời điểm cao điểm của cuộc khủng hoảng giá thực phẩm năm 2010 – 2012, ADB từng ước tính rằng việc giá thực phẩm quốc tế tăng đến 30% trong năm 2011 sẽ đồng nghĩa giá thực phẩm tại các nước đang phát triển châu Á tăng 10%, đồng thời nó sẽ lấy đi 0,6 điểm phần trăm tăng trưởng GDP tại một số nước nhập khẩu thực phẩm trong khu vực.
Nhấn mạnh đến việc giá thực phẩm cao ảnh hưởng đến sức mua hàng hóa của người dân, ADB cho rằng tại các nước đang phát triển châu Á cứ mỗi khi giá thực phẩm tăng 10%, sẽ có 64,4 triệu người dân bị đẩy vào cảnh đói nghèo, nếu tính theo ngưỡng đói nghèo 1,25USD/ngày. Điều đó đồng nghĩa tỷ lệ người dân trong cảnh đói nghèo tại châu Á tăng từ 27% lên 29% trong cùng khoảng thời gian trên.
Châu Á vẫn có thể chống chọi tốt với cú sốc giá gạo tăng
Tuy nhiên, không ít chuyên gia vẫn tin rằng phần lớn các nước châu Á vẫn có thể chống chọi tốt với cú sốc giá gạo tăng.
"Giá gạo chắc chắn đã tăng mạnh và điều đó không khỏi khiến cho nhiều người vô cùng lo lắng. Tuy nhiên nếu bạn nhìn vào các con số về cung và cầu, các nước châu Á hiện vẫn đang trong vị thế vững vàng để có thể ứng phó với cú sốc giá cả cũng như nguồn cung trên thị trường gạo", chuyên gia kinh tế tại ngân hàng Maybank – bà Erica Tay phân tích.
Bà nói đến việc trong khu vực châu Á có một vài nước ví như Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và Campuchia hiện đang là những nước xuất khẩu ròng sản phẩm gạo. Trung Quốc, nước có thị trường gạo lớn nhất thế giới, nhập khẩu chỉ 1% gạo từ Việt Nam và Myanmar, chính vì vậy nhóm các nước này gần như không chịu ảnh hưởng từ việc giá gạo Ấn Độ tăng.
Hơn thế nữa, việc giá gạo tăng đột biến diễn ra trong bối cảnh giá thực phẩm nói chung đang giảm trên diện rộng. Tính toán của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho thấy chỉ số thực phẩm tại châu Á nói chung đã giảm ước tính khoảng 23% tính từ mức đỉnh vào tháng 3/2023.
Nguồn cung gạo tại Trung Quốc chịu ảnh hưởng sau khi gần đây tại nước này, mực nước lũ tại ba tỉnh tăng cao, trong khi nguồn cung gạo tại ba tỉnh chiếm khoảng 25% tổng sản lượng gạo của Trung Quốc. Tuy nhiên bà Tay nhấn mạnh đến dự trữ gạo rất lớn của Trung Quốc, vốn thông thường duy trì ở ngưỡng 8 tháng nhu cầu sử dụng bình thường.
"Dự trữ gạo tại Trung Quốc cao là một trong những "di sản" từ thời kỳ đại dịch COVID-19, nhiều quốc gia nhận ra rằng dù là cú sốc nguồn cung hoặc cú sốc cung ứng các sản phẩm nông nghiệp, họ cần phải chuẩn bị sẵn sàng để vượt qua những yếu tố gián đoạn. Họ thực sự đã học được bài học từ ba năm trước", bà Tay phân tích.
Cũng theo bà Tay, Trung Quốc thực sự đã tăng gấp đôi yếu tố phòng thủ trong vấn đề an ninh lương thực. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng từng nói đến việc cần nhập khẩu thực phẩm để giúp giảm rủi ro an ninh quốc gia.
Trong nghiên cứu công bố vào ngày 3/8/2023, Morgan Stanley nhấn mạnh dự trữ thực phẩm dồi dào, đặc biệt tại châu Á, giúp giảm tối đa ảnh hưởng từ những biến động trong sản xuất và giảm thiểu tác động kinh tế nếu nhìn từ góc độ của người tiêu dùng.
Morgan Stanley cho rằng ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino sẽ thể hiện rõ ràng thông qua lạm phát và rồi sau đó đến cán cân thương mại ròng.
Thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong giỏ hàng tính chỉ số giá tiêu dùng tại phần lớn các nước mới nổi châu Á.
Ngoại trừ Australia, Ấn Độ và Thái Lan, phần lớn các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương là nước nhập khẩu là nước nhập khẩu ròng thực phẩm. Singapore và Hồng Kông nhập khẩu 100% thực phẩm.
Phân tích của Nomura cho thấy nhóm các nước châu Á – Thái Bình Dương này dễ chịu ảnh hưởng từ việc giá thực phẩm tăng dù rằng ảnh hưởng trên thực tế có thể chưa rõ ràng trong các con số lạm phát cho đến thêm nhiều tháng nữa.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.