Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ông Nông Văn Tú (thôn Nà Hấy – xã Bình Phước – huyện Văn Quan – tỉnh Lạng Sơn) là một trong số ít người còn bám trụ lại với nghề nấu tinh dầu hồi. Ông cho biết: “Trước đây, Trung Quốc thu mua tinh dầu với giá cao, người dân tự xây dựng lò nấu. Sản phẩm chưa kịp ra đã được thương lái mua về”.
Lò chưng tinh dầu mới làm được vài mẻ đã phải đắp chiếu
Cũng theo ông Tú, vài năm trở lại đây Trung Quốc không thu mua nữa nên sản phẩm không có đầu ra. Thị trường trong nước manh mún, nhỏ lẻ. Thương lái từ các tỉnh thành trong nước có tìm đến nhưng chỉ mua với số lượng ít. Sản phẩm nấu ra bị ùn ứ lại, vốn liếng nằm chết một chỗ. “Thời kỳ Trung Quốc còn thu mua, có những lúc khan hàng thương lái thu mua khoảng 3.000.000 - 3.500.000.000 đồng/1kg. Giờ thì rớt thê thảm mà còn chả có người mua” – ông Tú nói.
Theo ước tính 1 tấn hồi tươi mới nấu được 25 – 30 lít tinh dầu. Giá mỗi kg tinh dầu hiện tại chỉ còn 300.000 đồng. Trong khi đó giá nhập nguyên liệu hồi tươi là 7.000 - 8.000 đồng/kg, hồi khô giá 35.000 đồng/kg. Ngoài ra còn chi phí mua nguyên liệu đốt, thuê nhân công. Do giá cả bấp bênh, đầu ra sản phẩm không ổn định, người dân không có vốn quay vòng sản xuất, đành bỏ nghề.
Tinh dầu hồi sau khi chưng cất
Hàng tồn bán không được mà để lại cũng không xong. Bán thì lỗ vốn, để lại thì không có tiền quay vòng sản xuất., ông đành cầm cả sổ đỏ nhà để duy trì.
Trường hợp khác là chị Phùng Thị Thanh (Chợ Bãi 2, xã Yên Phúc). Từ năm 1998, gia đình chị đã nấu tinh dầu. Hồi đó vẫn nấu bằng chảo, lò đất, đun bằng củi. Trung Quốc thu mua với giá cao, làm tinh dầu lãi đậm, chị đầu tư mở một lò nấu tinh dầu bằng nhôm cho sản lượng tinh dầu nhiều hơn.
Thế nhưng một thời gian sau, giá tinh dầu giảm trầm trọng, chị bị lỗ nặng. Chị quyết định bỏ lò đốt. Bẵng đi một thời gian sau, có một đoàn chuyên gia thuộc trường Đại học Bách khoa có đề án nấu tinh dầu tại địa phương, hỗ trợ xây lò hơi nấu tinh dầu hơn 1 tỷ đồng tại gia đình chị Thanh. Theo đó, chị đã phải góp 600 triệu để được quyền sử dụng. Thế nhưng, trong thời gian này, giá tinh dầu hồi cũng không có gì khởi sắc, chị có làm vài ba mẻ nhưng sau khi hoạch toán thì vẫn lỗ. Trong khi đó, lò nấu tinh dầu bằng hơi ấy vẫn chưa được bàn giao chính thức cho gia đình chị Thanh. Lò đốt hàng tỷ đồng đã bị bỏ hoang 3 năm nay.Chị bảo, những tinh dầu nấu từ 3 năm trước vẫn còn tồn đọng lại mà chưa bán được đi. Chị cũng đã tìm mọi đầu ra cho tinh dầu nhưng đến nay vẫn không mấy khả quan.
Để chưng cất được 30 lít tinh dầu, người dân phải thu mua hơn 1 tấn hoa hồi thành phẩm
Theo tìm hiểu, tại các nơi trồng nhiều hồi như Văn Lãng, Bình Gia, Cao Lộc, Bắc Sơn… đều có tình trạng tương tự. Người dân đã bỏ nghề chưng cất tinh dầu. Ông Nguyễn Văn Sáng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Văn Quan cho biết, trước đây cũng nhiều người dân nấu tinh dầu. Đặc biệt tại Chợ Bãi, trước đây cứ mỗi gia đình có một lò đốt. Tuy nhiên, đầu ra sản phẩm không ổn định nên người dân dần bỏ hẳn. Hiện nay, tại đó chỉ còn 3 lò đốt còn bám trụ nhưng hoạt động cầm chừng.
Theo ông Sáng, các hộ gia đình sản xuất tinh dầu cần thành lập công ty hay mô hình hợp tác xã để sản xuất theo từng lô, ghi rõ xuất xứ mới có thể xuất sang nước ngoài. Còn lại thì rất khó có đầu ra.
Hồ tiêu đang trở thành gánh nặng, làm điêu đứng, thậm chí khiến nhiều gia đình khuynh gia, bại sản
Vui lòng nhập nội dung bình luận.