Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội vừa phát đi thông báo khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư đối với dự án thành phần 3, thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội với quy mô đầu tư khoảng 56.536 tỷ đồng.
Tỉ lệ đô thị hóa ở Hà Nội đến năm 2025 sẽ đạt khoảng hơn 60%. Tuy nhiên, tại những khu vực sở hữu hàng loạt ưu thế vượt trội về hạ tầng và chất lượng, đẳng cấp sống như khu phía Đông, quá trình này sẽ được tăng tốc nhờ những “cú hích” bứt phá.
Diện mạo đô thị phía Đông Hà Nội đã “thay da, đổi thịt” từng ngày nhờ hạ tầng giao thông không ngừng được hoàn thiện. Khi có thêm sự hiện diện của các tuyến đường vành đai trong thời gian tới, khu vực sẽ càng phát triển mạnh mẽ.
Những ngày gần đây, thông tin về việc hàng nghìn trường hợp tài xế bị xử phạt vì đi xe vào làn đường khẩn cấp đã và đang thu hút nhiều quan tâm của dư luận.
Lực lượng CSGT sẽ sử dụng thiết bị nghiệp vụ quay phim, ghi hình các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm quy định về dừng, đỗ, đón, trả khách không đúng nơi quy định, điều khiển phương tiện vào làn khẩn cấp…trên tuyến đường cầu Thanh Trì, Vành đai 3.
Theo tờ trình của UBND TP Hà Nội, nguồn vốn đầu tư công năm 2023 dự kiến là 52.600 tỷ đồng, tằng gần 2% so với năm nay, trong đó, dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô thuộc nhóm đặc biệt ưu tiên vốn.
Ngày 12/9, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) cho biết: Nhiều lái xe thiếu ý thức, đi vào làn khẩn cấp trên đường Vành đai 3, gây nên ùn tắc kéo dài trên tuyến đường này thời gian qua. Đơn vị đã yêu cầu các Đội Cảnh sát giao thông số 5, 6, 7, 14 xử lý nghiêm.
Trong những năm tới, ngoài việc khép kín 7 tuyến đường vành đai, TP.Hà Nội sẽ xây thêm nhiều cầu vượt sông Hồng nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.