Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên sẽ phục dựng các lễ hội truyền thống của dân tộc địa phương

Hoàng Lộc Thứ bảy, ngày 06/08/2022 14:29 PM (GMT+7)
Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tỉnh Gia Lai lần thứ 2 năm 2022 sẽ phục dựng một số lễ hội truyền thống của các dân tộc bản địa.
Bình luận 0

Ngày 6/8, Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết, vừa có văn bản gửi các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan về việc góp ý dự thảo đề án tổ chức Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tỉnh Gia Lai lần thứ 2 năm 2022 và định kỳ 2 năm/lần.

Cụ thể, Festival có chủ đề “Hội tụ và lan tỏa” dự kiến tổ chức từ ngày 18 đến 20/11 với sự tham gia của 5 tỉnh Tây Nguyên. 

Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên sẽ phục dựng các lễ hội truyền thống của dân tộc địa phương - Ảnh 1.

Cồng chiêng là một nét đẹp văn hóa của các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên. Ảnh: CTV

Các hoạt động chính tại festival gồm: Lễ hội đường phố; phục dựng một số lễ hội truyền thống của các dân tộc bản địa; trình diễn nghệ thuật chỉnh chiêng, tạc tượng gỗ dân gian, đan lát, dệt thổ cẩm; triển lãm và trình diễn nhạc cụ các dân tộc Việt Nam; triển lãm ảnh không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Gia Lai. 

Ngoài ra, tại Festival còn có các hoạt động bổ trợ như: Công bố tour du lịch cộng đồng và tổ chức đoàn famtrip các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên toàn quốc khảo sát tại Gia Lai; tổ chức các quầy hàng ẩm thực và cà phê đường phố; hội chợ làng nghề tiểu thủ công nghiệp; Lễ hội Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya… 

Dự kiến lượng khách tham dự các hoạt động là khoảng 25.000 người.

Vào ngày 25/11/2005, Không gian văn hóa cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu. Không gian văn hóa cồng chiêng trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Lễ hội cồng chiêng được tổ chức hàng năm là hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là sản phẩm du lịch bản địa.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem