Gã khổng lồ công nghệ Sony xây nhà máy bán dẫn, tránh gián đoạn ngành cảm biến hình ảnh

Huỳnh Dũng Thứ bảy, ngày 12/11/2022 10:58 AM (GMT+7)
Gã khổng lồ công nghệ Sony thuê 2.000 công nhân để cắt giảm chi phí, tránh gián đoạn trong ngành cảm biến hình ảnh.
Bình luận 0

Theo thông tin vừa cập nhật, Tập đoàn công nghệ Sony sẽ thành lập một nhà máy bán dẫn tại Thái Lan để tìm cách giảm chi phí sản xuất và xây dựng một chuỗi cung ứng cảm biến hình ảnh có khả năng chống chọi với các trường hợp khẩn cấp, bằng cách phân tán rộng rãi hơn các cơ sở sản xuất toàn cầu của mình, tờ Nikkei cho biết.

Nhà máy mới sẽ sản xuất các cảm biến hình ảnh mà ô tô tự hành cần để xác định người đi bộ và chướng ngại vật. khi hoàn thành quy mô sản xuất của Sony tại Thái Lan sẽ tăng 70%. Ảnh: @AFP.

Nhà máy mới sẽ sản xuất các cảm biến hình ảnh mà ô tô tự hành cần để xác định người đi bộ và chướng ngại vật. khi hoàn thành quy mô sản xuất của Sony tại Thái Lan sẽ tăng 70%. Ảnh: @AFP.

Bộ phận Sony Semiconductor Solutions sẽ đầu tư khoảng 10 tỷ yên (70,7 triệu USD) vào việc xây dựng một tòa nhà mới trong khuôn viên của một cơ sở sản xuất ở miền trung Thái Lan. Công việc đang được tiến hành và nhà máy sẽ bắt đầu hoạt động vào năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2025.

Cơ sở mới sẽ chế tạo một loại cảm biến hình ảnh mà xe hơi tự lái một phần sẽ sử dụng để xác định người đi bộ và chướng ngại vật. Sau khi xây dựng xong, quy mô sản xuất của Sony tại Thái Lan sẽ tăng 70%. Công ty sẽ thuê 2.000 nhân viên để làm việc cho nhà máy này.

Quá trình tạo mạch trên tấm wafer, một thành phần quan trọng của chất bán dẫn, sẽ được hoàn thành trước ở Nhật Bản. Nhà máy ở Thái Lan sẽ tiến hành xử lý công đoạn cuối cùng của các tấm wafer thành các chip cảm biến mỏng, sau đó sẽ được bao phủ trong nhựa thông. Các thành phẩm cảm biến hình ảnh sẽ được xuất khẩu trên toàn cầu.

Trong khi quy trình trước đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, thì quy trình sau đòi hỏi nhiều nhân lực để vận hành máy móc. Giữ chi phí lao động ở mức thấp là yếu tố then chốt để đạt được khả năng cạnh tranh hiệu quả, do đó, hoạt động ở Thái Lan, nơi có chi phí lao động tương đối thấp, sẽ có lợi rất nhiều cho tập đoàn.

Sony hiện đang xử lý hầu hết các quy trình trước và sau cho cảm biến ô tô tại các nhà máy của mình ở Nhật Bản. Nhưng giờ đây, hiện hãng có kế hoạch tập trung các nỗ lực vào xử lý giai đoạn đầu và để các hoạt động ở Thái Lan tiếp quản phần còn lại. Hay nói một cách đơn giản, nhà máy ở Thái Lan sẽ tiến hành lắp ráp công đoạn sau cuối và hoàn thành sản phẩm cảm biến hình ảnh.

Vốn dĩ, nguồn cung cấp chất bán dẫn toàn cầu đã sớm bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19, khiến việc sản xuất các thiết bị điện tử và ô tô bị hạn chế. Với sự phân công lao động quốc tế trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn đầy khốc liệt, Sony tìm cách tạo ra một hệ thống cho phép họ liên tục cung cấp sản phẩm cho khách hàng ngay cả trong trường hợp xảy ra thảm họa, tình hình địa chính trị bất trắc hoặc lây lan bệnh truyền nhiễm. Các nhà sản xuất chất bán dẫn lớn như Intel cũng đang gấp rút phân cấp các cơ sở sản xuất của họ.

Kể từ thảm kịch thiếu hụt, Sony đã cố gắng xây dựng một hệ thống, cho phép công ty liên tục cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Ngay cả nhu cầu chip trong thiết bị di động, PC bắt đầu chậm lại, nhưng nhu cầu sử dụng chip trên xe hơi cao hơn nhiều, phù hợp với xu hướng toàn cầu về số hóa phương tiện. Ảnh: @AFP.

Kể từ thảm kịch thiếu hụt, Sony đã cố gắng xây dựng một hệ thống, cho phép công ty liên tục cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Ngay cả nhu cầu chip trong thiết bị di động, PC bắt đầu chậm lại, nhưng nhu cầu sử dụng chip trên xe hơi cao hơn nhiều, phù hợp với xu hướng toàn cầu về số hóa phương tiện. Ảnh: @AFP.

Trong khi nhu cầu về chất bán dẫn được sử dụng trong PC và điện thoại thông minh đang giảm, nhu cầu về chất bán dẫn được sử dụng trong ô tô vẫn tăng mạnh trong bối cảnh số hóa phương tiện đang tăng tốc khi thế giới tiến gần hơn đến việc áp dụng các công nghệ hỗ trợ lái xe, và lái xe tự động.

Thị trường cảm biến hình ảnh CMOS dự kiến sẽ đạt 26,9 tỷ USD vào năm 2026, tăng 30% so với năm 2021. Sony là nhà sản xuất cảm biến hình ảnh hàng đầu thế giới, kiểm soát khoảng một nửa thị trường.

Gần đây nhất vào ngày 9/11, Sony Semiconductor Solutions (SSS) công bố nhãn hiệu sản phẩm cảm biến hình ảnh mới dành cho thiết bị di động có tên LYTIA. Điều đó cho phép Sony 'đánh dấu' cảm biến hình ảnh di động cao cấp của mình trên sản phẩm công nghệ của các nhà sản xuất điện thoại thông minh khác.

Sony tuyên bố: "Với cảm biến hình ảnh thương hiệu LYTIA, Sony Semiconductor Solutions đặt mục tiêu xây dựng lịch sử đóng góp vào văn hóa nhiếp ảnh và quay phim trên điện thoại thông minh bằng cách cung cấp cho nhiều người hơn nữa cơ hội tiếp cận với những trải nghiệm hình ảnh sáng tạo ngoài sức tưởng tượng".

Lịch sử bắt đầu vào những năm 1970

Sony bắt đầu phát triển cảm biến hình ảnh CCD, "Mắt điện tử" vào những năm 1970 và thương mại hóa chúng trước thế giới vào những năm 1980. Sau đó, Sony tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực này. Đó là năm 2004 khi Sony thực hiện một bước ngoặt lớn trong việc phát triển cảm biến hình ảnh CMOS nhanh, tiêu thụ điện năng thấp, nhằm hướng tới tương lai độ nét cao (HD). Kể từ đó, công ty đã lần lượt tạo ra các cảm biến hình ảnh CMOS hiệu suất cao kết hợp công nghệ mới và tiếp tục dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực cảm biến hình ảnh hiện nay". 

Cảm biến hình ảnh của SSS mang lại chất lượng cao và được tích hợp công nghệ tiên tiến để cho phép người dùng tận hưởng khả năng chụp ảnh và quay phim chất lượng cao trên nhiều điện thoại thông minh. Ảnh: @AFP.

Cảm biến hình ảnh của SSS mang lại chất lượng cao và được tích hợp công nghệ tiên tiến để cho phép người dùng tận hưởng khả năng chụp ảnh và quay phim chất lượng cao trên nhiều điện thoại thông minh. Ảnh: @AFP.

Cảm biến hình ảnh của SSS mang lại chất lượng cao và được tích hợp công nghệ tiên tiến để cho phép người dùng tận hưởng khả năng chụp ảnh và quay phim chất lượng cao trên nhiều điện thoại thông minh. SSS đã giành được sự ủng hộ từ nhiều khách hàng, bao gồm cả các nhà sản xuất điện thoại thông minh, và nói cách khác, sản phẩm đã mang lại lợi ích cho người dùng điện thoại thông minh trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những đóng góp cụ thể của cảm biến hình ảnh SSS đối với trải nghiệm chụp ảnh và quay phim trên điện thoại thông minh vẫn chưa được nhiều người biết đến ". 

Do đó, để giải quyết vấn đề này, SSS đã quyết định giới thiệu thương hiệu LYTIA để truyền tải thế giới quan và giá trị mà cảm biến hình ảnh di động của họ mang lại cho thế giới. Thương hiệu sẽ giúp mọi người dễ dàng hiểu được những lợi ích này và định vị cảm biến hình ảnh của SSS là sản phẩm được người dùng điện thoại thông minh trên khắp thế giới lựa chọn. Và đó là cách LYTIA ra đời.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem