Tròn 33 năm sau cuộc chiến trên đảo Gạc Ma (14/3/1988), nhiều đồng đội, thân nhân các liệt sĩ đã dâng hương, tưởng nhớ sự hy sinh anh dũng, kiên cường của những con người đã không tiếc máu xương xây nên một "vòng tròn bất tử".
Ngay từ sáng sớm, đông đảo các lực lượng vũ trang, chính quyền địa phương và thân nhân các liệt sĩ đã đến dâng hương tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma huyện Cam Lâm (Khánh Hòa).
Mỗi tình huống, mỗi đối sách ở nơi đảo xa phải kiên quyết và phù hợp ra sao, để vẫn bảo vệ được chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc và tránh những xung đột mất mát như sự kiện Gạc Ma 14/3/1988.
Học sinh Đà Nẵng tái hiện sự kiện Gạc MaLấy cảm hứng từ một bài báo, học sinh Trường THCS Nguyễn Huệ dựng lại câu chuyện về sự kiện Gạc Ma 30 năm trước.
Sau trận hải chiến Gạc Ma 14.3.1988, 64 chiến sĩ Việt Nam đã anh dũng hy sinh, đa phần tuổi đời còn rất trẻ. Cũng từ ngày đó, Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng bất hợp pháp.
Dẫu chật vật với cuộc sống mưu sinh, nhưng cựu binh Lê Hữu Thảo vẫn không thôi khắc khoải với Trường Sa với đồng đội. Anh là một trong số những chiến sỹ may mắn trở về từ trận hải chiến Gạc Ma cách đây 30 năm về trước.
“Đã trải qua rất nhiều trận đánh ác liệt, chứng kiến nhiều tấm gương hy sinh anh dũng của đồng đội, nhưng hình ảnh các chiến sĩ hải quân của ta lao tàu lên bãi đá cạn (Cô Lin) để giữ vững chủ quyền khi Trung Quốc cưỡng chiếm Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) luôn là hình ảnh sâu sắc nhất với tôi”.
Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm - nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam - chia sẻ khi trao đổi với Dân Việt.
Khu tưởng niệm Gạc Ma được xây dựng bên bờ bắc bán đảo Cam Ranh, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) với diện tích hơn 2,5ha, nhắc nhớ công lao các chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến Gạc Ma (Trường Sa) ngày 14.3.1988.
“Ba chục năm rồi, nó không về thăm cha mẹ già và các em nữa. Vậy mà đêm nào, tôi cũng giật mình tưởng nó về…” - cụ Phan Thị Đay, mẹ liệt sĩ Võ Đình Tuấn (Ninh Hòa, Khánh Hòa) chấm nước mắt nghẹn ngào nói.
May mắn sống sót sau trận hải chiến bi hùng Gạc Ma (14.3.1988), trở về quê nhà sau gần 4 năm bị giam tại nhà tù Trung Quốc, giờ đây, cựu binh Lê Minh Thoa quay về với cuộc sống thường nhật. Nhưng quãng thời gian khủng khiếp đó là những ký ức vẫn hằn sâu trong tâm trí người cựu binh dù 30 năm đã trôi qua.