Nhiều nông sản vùng biên hấp dẫn
Thực hiện chương trình hợp tác giữa Thành ủy Hà Nội và Tỉnh ủy Lào Cai, Sở NNPTNT Hà Nội đã có buổi làm việc với Sở NNPTNT Lào Cai về chương trình hợp tác giữa 2 đơn vị trong lĩnh vực nông nghiệp và trao đổi kinh nghiệm trong xây dựng NTM.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Sở NNPTNT Lào Cai cho biết, Lào Cai là tỉnh đất rộng, người thưa, diện tích toàn tỉnh hơn 7.000km2 nhưng dân số có 650.000 khẩu, trình độ dân trí còn hạn chế.
Người dân mang đặc sản Lào Cai xuống trưng bày, bán tại một hội chợ nông sản an toàn ở Hà Nội. Ảnh: Hải Đăng
Theo ông Lê Thiết Cương, trên tinh thần hợp tác và phối hợp giữa 2 đơn vị, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ hỗ trợ tỉnh Lào Cai xây dựng thành công 1 xã NTM. Hiện, Lào Cai đã khảo sát và lựa chọn xã Liêm Phú (huyện Văn Bàn). |
"Hiện, nông nghiệp của tỉnh hiện mới chỉ đóng góp 15,6% GDP nhưng có tới 78,8% dân số làm nông nghiệp, khoảng cách giàu nghèo xa, ở khu vực nông thôn có chỗ thu nhập bình quân chỉ đạt 7 – 8 triệu đồng/người/năm, nơi cao đạt 15 – 16 triệu đồng/người/năm" - ông Tuấn nói.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn, với đặc thù là tỉnh miền núi, khí hậu thuận lợi phát triển cây con đặc thù, tỉnh Lào Cai có nhiều đặc sản như gạo Séng Cù, rượu Sán Lùng, rượu Bắc Hà, cá nước lạnh, cá hồi, cá tầm, rau bản địa, rau trái vụ, cây dược liệu, hoa cao cấp, sản lượng ngô, lợn đen, thịt trâu…
Bên cạnh đó, ông Tuấn cũng thừa nhận, nông dân trên địa bản tỉnh sản xuất còn manh mún, nhận thức còn hạn chế nên việc sản xuất theo quy mô tập trung hàng hóa còn khó khăn. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn ít và thiên tai thường xuyên xảy ra, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và đời sống của người dân.
Thực hiện biên bản hợp tác giữa Thành ủy Hà Nội với Tỉnh ủy Lào Cai, thời gian qua, Sở NNPTNT Hà Nội đã hỗ trợ tích cực cho Lào Cai trong công tác xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản và xây dựng nông thôn mới (NTM). “Hà Nội là Thủ đô đi đầu cả nước và qua buổi làm việc Lào Cai đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu. Chúng tôi mong muốn, thời gian tới thông qua Sở NNPTNT Hà Nội sẽ có nhiều doanh nghiệp Hà Nội đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Lào Cai” – ông Tuấn chia sẻ.
Theo báo cáo của Sở NNPTNT Hà Nội, toàn thành phố hiện có hơn 10 triệu dân sinh sống, làm việc và học tập. Tổng diện tích gieo trồng cả năm của Hà Nội đạt trên 294.000ha, trong đó lúa trên 200.000ha; rau, đậu, hoa, cây cảnh hơn 38.000ha; cây ăn quả, cây lâu năm hơn 20.300ha. Diện tích sản xuất rau an toàn được quản lý, cấp chứng nhận đạt 5.000ha. Về chăn nuôi, Hà Nội hiện có hơn 25 triệu con gia cầm, gần 170.000 con trâu, bò.
Đến nay, Hà Nội đã xây dựng được 60 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm, trong đó có 9 chuỗi rau, thịt với 13 cửa hàng đã được xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Hệ thống phân phối nông sản của Hà Nội cũng khá phong phú, đa dạng gồm các chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng tiện ích… Nhu cầu về lương thực, thực phẩm rất lớn nhưng sản xuất tại chỗ chưa đáp ứng được yêu cầu, phải nhập từ các tỉnh, thành phố.
Trong thời gian qua, Sở NNPTNT Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố triển khai công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, xúc tiến thương mại nông sản. Trong 8 tháng đầu năm 2017, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội đã lấy tổng số 562 mẫu sản phẩm nông lâm thủy sản do Hà Nội sản xuất và các tỉnh cung cấp cho Thủ đô. Đến nay đã có kết quả kiểm nghiệm 541 mẫu, trong đó có 48 mẫu phát hiện vi phạm chỉ tiêu an toàn thực phẩm, chiếm 8,8%. Bên cạnh đó, Sở NNPTNT Hà Nội đã liên kết hợp tác với 34 tỉnh, thành phố để kết nối đưa các sản phẩm nông sản an toàn của các tỉnh về phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô.
Đưa nông sản sạch đến người dân Thủ đô
Ông Nguyễn Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, Lào Cai là địa phương có nhiều sản phẩm nông lâm thủy sản đặc sản như cá hồi, cá tầm, rau trái vụ… mà thị trường Hà Nội rất cần. Chính vì vậy, việc hợp tác với Sở NNPTNT Lào Cai không chỉ nhằm mục tiêu tháo gỡ đầu ra cho nông sản Lào Cai mà còn góp phần liên kết, hình thành các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn cho thị trường Hà Nội.
Chia sẻ thêm về kinh nghiệm xây dựng NTM của Thủ đô, ông Lê Thiết Cương – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, Hà Nội bắt tay vào xây dựng NTM với 401 xã, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt hơn 14 triệu đồng/người, ruộng đất manh mún.
Đến nay, toàn thành phố có 255/386 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 66,06%), vượt chỉ tiêu của T.Ư giao. 2 huyện Đan Phượng và Đông Anh được công nhận đạt chuẩn NTM, 2 huyện Thanh Trì, Hoài Đức đã hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng công nhận đạt chuẩn. Hà Nội được T.Ư đánh giá là một trong những địa phương có phong trào xây dựng NTM tích cực nhất cả nước.
Theo ông Cương, Hà Nội là địa phương duy nhất cả nước mà Thành ủy lập Ban chỉ đạo do Phó Bí thư Thường trực Thành ủy làm Trưởng ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.