Bệnh nhân H.T.Q.P. (45 tuổi, ngụ tại An Giang) được người nhà phát hiện hôn mê vào buổi sáng với 7 vỏ viên thuốc ngủ bên cạnh.
Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM trong tình trạng nguy kịch: tri giác lơ mơ, suy hô hấp nặng phải hỗ trợ thở máy. Sau khi nhập viện một ngày, bệnh nhân tiếp tục có diễn biến nặng hơn khi huyết áp hạ rất nhanh, phù phổi, tràn bọt qua ống thở…
Cần tránh căng thẳng quá mức có thể mắc hội chứng “trái tim tan vỡ”.
Ban đầu, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có thể bị nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, kết quả chụp mạch vành không thấy hiện tượng tắc mạch vành nhưng ghi nhận vùng mõm tim bệnh nhân bị phình to và tăng ở vùng đáy tim. Phần tâm thất trái của bệnh nhân phình to như quả bóng – một triệu chứng của hội chứng "trái tim tan vỡ".
Để cứu sống bệnh nhân, ngay trong đêm 16.9, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã cho bệnh nhân sử dụng máy ECMO - là máy giúp thay thế chức năng tim phổi, nhờ đó trái tim của bệnh nhân được nghỉ ngơi. Hiện tại, chức năng tim đã hồi phục được 80%.
Bác sĩ Trần Thanh Linh - Phó khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết hội chứng này được Nhật Bản phát hiện vào năm 1990. Do chấn động tâm lý, cơ thể tiết ra một số hóc môn kích thích tim hoạt động liên tục dẫn đến thất trái tim bị thắt vùng cổ, trường hợp nặng thì tim có thể vỡ vùng mõm tim dẫn đến tử vong.
Bệnh thường gặp ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, ở những người bị sốc sau khi mất người thân hoặc tình yêu tan vỡ. Khoảng 10% trường hợp sau khi điều trị có thể tái phát nếu không được chữa trị về mặt tâm lý và dễ stress trở lại.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.