Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay vẫn nằm im ở mốc 41 ngàn đồng/kg. Trước đó, trong các ngày 24 và 25/2, cà phê nhân tại Đắk Lắk đã có hai đợt giảm với tổng mức giảm 800 đồng/kg. Hiện cà phê Robusta tại Đắk Lắk chỉ được mua ở mức 41 ngàn đồng/kg.
Như vậy trong tuần qua, giá cà phê tại Đắk Lắk giảm mất 1 ngàn đồng/kg. Tại các tỉnh Tây Nguyên còn lại, giá cà phê Robusta đều được mua ở mức thấp hơn 41 ngàn đồng.
Theo đó, tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, cà phê nhân xô chỉ được mua ở mức 40.900 đồng/kg. Tại Lâm Đồng, cà phê Robusta chỉ được mua với giá 40.400 đồng.
Thông tin từ thị trường cà phê thế giới ngày 25/2 cũng ghi nhận giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe - London hạn giao tháng 5/2022 giảm 1USD/tấn; giá kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 6USD/tấn.
Trên sàn ICE Futures US - New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 0,75 Cent/lb; kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 0,3 Cent/lb. Khối lượng giao dịch cà phê Arabica trên sàn đạt mức trung bình khá.
Nấm hồng là một loại bệnh do nấm hại gây ra. Bệnh khá phổ biến trên các loại cây trồng, đối với cây cà phê, đây là một loại bệnh khá phổ biến.
Theo kỹ sư nông nghiệp Lê Văn Định (Đắk Lắk), bệnh nấm hồng thường phát triển mạnh vào mùa mưa. Bệnh sẽ phát triển mạnh hơn đối với vườn cà phê có mật độ dày và vườn cà phê quá rợp bóng.
Nấm hồng thường gây hại trên chùm quả và cành non của cây cà phê. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh có thể phát triển sang cả những cành lớn và thân chính. Sau một thời gian phát triển, bệnh sẽ làm cho chùm quả, cành lá cà phê bị nhiễm bị khô héo rồi chết khô.
Ngoài ra, nấm hồng còn hút chất dinh dưỡng của cây cà phê làm cho cây cà phê bị bệnh sẽ suy kiệt. Đáng chú ý, giai đoạn nấm hồng bùng phát (thường bắt đầu từ tháng 6 và bùng phát mạnh vào khoảng tháng 9) cũng là lúc cây cà phê đang vào thời điểm nuôi trái. Do đó, nấm hồng sẽ khiến cây cà phê bị rụng trái non, giảm năng suất, giảm sức sinh trưởng.
Theo kỹ sư Định, để phòng trừ bệnh nấm hồng, nông dân nên trồng cà phê ở mật độ vừa phải. Đối với cây che bóng, nông dân cũng nên rong tỉa bớt cành, tránh để vườn cây quá ẩm thấp.
Quan trọng nhất là nông dân vẫn phải thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện bệnh. Khi phát hiện bệnh nấm hồng ở mức độ thấp, nông dân nên cắt bỏ vùng nhiễm bệnh và tiêu hủy để tránh bệnh lây lan.
Khi bệnh lây lan trên diện rộng, nông dân có thể nhờ cán bộ nông nghiệp tại địa phương tư vấn để sử dụng các biện pháp hóa học phù hợp. Tốt nhất, nông dân nên tư vấn cán bộ nông nghiệp tại địa phương để mua một số thuốc bảo vệ thực vật có thể phòng bệnh nấm hồng vào thời điểm mùa mưa.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.