Giá cà phê hôm nay 26/8: Robusta kéo dài chuỗi hồi phục, giá cà phê trong nước vẫn 'thẳng tiến'

Nguyễn Phương Thứ bảy, ngày 26/08/2023 11:59 AM (GMT+7)
Giá cà phê hôm nay 26/8: Giá cà phê Robusta kéo dài chuỗi hồi phục do nguồn cung toàn cầu chưa có dấu hiệu cải thiện trong ngắn hạn. Trong nước, giá cà phê tăng 500 - 600 đồng/kg, mức cao nhất là 65.800 đồng/kg được ghi nhận tại tỉnh Đắk Nông...
Bình luận 0

Giá cà phê ngày 26/08/2023: Robusta kéo dài chuỗi hồi phục

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London kéo dài chuỗi hòi phục phiên thứ năm. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng thêm 31 USD, lên 2.437 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2024 tăng thêm 24 USD, lên 2.349 USD/ tấn, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York diều chỉnh giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 giảm 1,15 cent, xuống 153,15 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2024 giảm 1 cent, còn 154,30 cent/lb, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.

Giá cà phê hôm nay 26/8: Robusta kéo dài chuỗi hồi phục, giá cà phê trong nước vẫn 'thẳng tiến' - Ảnh 1.

Giá cà phê hôm nay 26/8: Robusta kéo dài chuỗi hồi phục, giá cà phê trong nước vẫn 'thẳng tiến' - Ảnh 2.

Giá cà phê hôm nay 26/8: Robusta kéo dài chuỗi hồi phục, giá cà phê trong nước vẫn 'thẳng tiến' - Ảnh 3.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng 500 – 600 đồng, lên dao động trong khung 64.900 - 65.800 đồng/kg.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng 500 – 600 đồng, lên dao động trong khung 64.900 - 65.800 đồng/kg. Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 64.900 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg. Tiếp đến là tỉnh Gia Lai với 65.100 đồng/kg, tăng 600 đồng/kg. Tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 65.600 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg. Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 65.800 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát sau khi tăng 600 đồng/kg.

USDX bật tăng ngay từ đầu phiên đã khiến các quỹ và đầu cơ không vội vàng tham gia giao dịch, tiếp tục đứng bên ngoài để thăm dò, nghe ngóng thêm tin tức tài chính vĩ mô, nhất là thông tin từ hội nghị Jackson Hole và xu hướng chính sách tiền tệ sắp tới của Fed – Mỹ.

Giá cà phê Arabica điều chỉnh giảm do nguồn cung dồi dào từ Brazil hiện đang thu hoạch vụ mùa mới của năm “được mùa” theo chu kỳ “hai năm một” với dự báo sản lượng gần 50 triệu bao và sức bán hàng vụ mới vẫn đang mạnh mẽ nhờ tỷ giá đồng Reais suy yếu trở lại.

Trái lại, giá cà phê Robusta tăng liên tiếp khi tồn kho ICE tiếp tục giảm sâu mà không ghi nhận có sự bổ sung nào từ các nhà sản xuất chính do họ thấy bán hàng trực tiếp không qua sàn sẽ giảm thiểu nhiều chi phí gián tiếp cho các bên, trong bối cảnh nguồn cung Robusta toàn cầu đang bị thiếu hụt trong thời điểm hiện tại.

Bệnh thối nứt thân trên cà phê

Bệnh thối nứt thân trên cà phê thường gây hại từ nửa thân và xuống gốc. Khi cây nhiễm bệnh, lá sẽ không còn tươi. Bệnh nặng sẽ gây rụng lá và làm chết cây từ ngọn.

Nguyên nhân

Do nấm Fusarium gây hại

Bệnh thối nứt thân và tác hại

Những vết bệnh sẽ xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên cây nhưng xuất hiện nhiều nhất là nửa thân trở xuống phần gốc. Khi cây nhiễm bệnh phần lá của cây sẽ không còn tươi nữa, cây bị nặng có lá có dấu hiệu rụng lá và chết cây từ ngọn.

Bệnh phát triển nhanh chóng và phát triển khi gặp điều kiện thuận lợi như ẩm độ thấp, vườn cà phê không được thông thoáng.

Việc chăm sóc tỉa cành tạo tán không tốt đi kèm với việc bón phân không hợp lý giữa nguyên tố đa lượng với trung vi lượng là nguyên nhân làm cho bệnh thối nứt thân ngày càng nghiêm trọng.

Thời điểm thích hợp gây hại

Bệnh gây hại nặng vào thời điểm mùa mưa. Đây là giai đoạn cao trào để bệnh phát triển nhanh và mạnh.

Giá cà phê hôm nay 26/8: Robusta kéo dài chuỗi hồi phục, giá cà phê trong nước vẫn 'thẳng tiến' - Ảnh 5.

Bệnh thối nứt thân trên cà phê thường gây hại từ nửa thân và xuống gốc. Khi cây nhiễm bệnh, lá sẽ không còn tươi. Bệnh nặng sẽ gây rụng lá và làm chết cây từ ngọn.

Bệnh thối nứt thân trên cà phê và biện pháp phòng trừ hiệu quả

Bà con cần thực hiện việc tỉa cành và tạo tán cho cây cà phê. Đây là công đoạn giúp cây hạn chế được sâu bệnh và loại bỏ hết những cành cây già cỗi không cho trái, nhường dinh dưỡng cho những cành cho trái phát triển.

Cắt bỏ những cành mọc sát đất hay hướng vào thân. Cành nhỏ yếu bị sâu bệnh cũng cần cắt bỏ ngay. Tỉa bỏ cành thứ cấp ở tán cây. Cắt ngắn một số cành đã qua thu hoạch.

Bà con tăng cường bổ sung thêm Calciamonium N,P,K, S,Mg,Ca và các chất vi lượng như Zn, Bo, Mn, Fe, Cu để cây sinh trưởng tốt hơn. Chọn thời điểm bón phân đúng lúc hợp lý để cây sinh trưởng tốt.

Bà con thường xuyên thăm vườn để phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp thời. Khi phát hiện cây bị bệnh, bà con dùng dao cạo sạch vỏ thân bị bệnh, quét thuốc: Copper Hydroxide (DuPontTM Kocide 53.8 WG), Cuprous Oxide (Norshield 86.2 WG), Agrifos 458… Nếu cây đã bị khô ngọn cần cưa ngang và đốt bỏ phần bệnh, quét thuốc lên mặt thân bị cưa và nuôi chồi mới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem