Giá cà phê ngày 25/9: Hai sàn vẫn bị ám bởi áp lực giảm, giá cà phê trong nước áp sát 67.000 đồng/kg

Nguyễn Phương Thứ hai, ngày 25/09/2023 16:00 PM (GMT+7)
Giá cà phê hôm nay 25/9: Giá cà phê kỳ hạn vẫn xu hướng giảm trước áp lực thu hoạch vụ mùa mới của các nước sản xuất chính. Trong nước, giá cà phê hôm nay đi ngang trên diện rộng và vẫn áp sát mức 67.000 đồng/kg...
Bình luận 0

Giá cà phê hôm nay 25/9: Đi ngang trên diện rộng, cà phê thế giới vẫn giảm

Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới giảm. Theo đó, giá cà phê trực tuyến Robusta tại London giao tháng 11/2023 được ghi nhận tại mức 2.461 USD/tấn sau khi giảm 0,12% (tương đương 3 USD).

Giá cà phê Arabica giao tháng 12/2023 tại New York ở mức 151,15 US cent/pound sau khi giảm 2,39% (tương đương 3,7 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 14h54 (giờ Việt Nam).

Giá cà phê ngày 25/9: Áp lực giảm vẫn đè nặng hai sàn, giá cà phê trong nước áp sát 67.000 đồng/kg - Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 25/09/2023 lúc 14:54:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê ngày 25/9: Áp lực giảm vẫn đè nặng hai sàn, giá cà phê trong nước áp sát 67.000 đồng/kg - Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 25/09/2023 lúc 14:54:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê ngày 25/9: Áp lực giảm vẫn đè nặng hai sàn, giá cà phê trong nước áp sát 67.000 đồng/kg - Ảnh 3.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay đi ngang trên diện rộng. Các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 66.100 - 66.800 đồng/kg.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay đi ngang trên diện rộng. Các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 66.100 - 66.800 đồng/kg. Theo đó, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 66.100 đồng/kg. Tiếp đến là tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum với 66.400 đồng/kg. Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 66.600 đồng/kg. Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 66.800 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát.

Tuần qua, thị trường London có 4 phiên giảm và 1 phiên tăng. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 11 giảm tất cả 95 USD, tức giảm 3,72 %, xuống 2.461 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2024 giảm tất cả 35 USD, tức giảm 1,46 %, còn 2.369 USD/tấn, các mức giảm rất đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.

Tương tự, thị trường New York có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 12 giảm tất cả 8,00 cent, tức giảm 5,03 %, xuống 151,15 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 1/2024 giảm tất cả 7,50 cent, tức giảm 4,69 %, còn 152,25 cent/lb, các mức giảm khá mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì khá cao trên mức trung bình.

Nổi bật trong tuần qua là báo cáo kết quả khảo sát vụ mùa lần 3 của Conab – Brazil, với dự báo điều chỉnh sản lượng năm nay tăng thêm 0,3 triệu bao so với khảo sát lần trước. Kết quả này đã tác động tiêu cực lên các thị trường cà phê kỳ hạn thế giới.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã công bố vẫn giữ nguyên mức lãi suất hiện hành và bày tỏ quan điểm cứng rắn trong việc sẵn sàng nâng lãi suất lên thêm nếu xét thấy cần thiết trong việc đẩy lùi lạm phát. Điều này khiến lo ngại rủi ro tăng cao đã làm các quỹ và đầu cơ đẩy mạnh thanh lý vị thế ròng trên các sàn hàng hóa nói chung. DXY tăng mạnh lên mức cao trở lại đã khiến thị trường sụt giảm sức mua vì giá cả hàng hóa đã trở nên quá đắt đỏ. Trong tuần qua, “đồng bạc xanh” đã tăng 1,25% giá trị trong rổ tiền tệ mạnh.

Ủy ban Chính sách Tiền tệ (Copom – Brazil) đã cắt giảm lãi suất đồng Reais bớt 0,5% xuống ở mức 12,75 – 13,25%/năm nhằm hỗ trợ cho người Brazil bán các loại nông sản xuất khẩu và giảm bớt khả năng thâm hụt ngân sách. Lạm phát ở Nhật Bản đã bị triệt tiêu, trong khi NHTW Nhật Bản (BoJ) vẫn giữ nguyên lãi suất âm (-0,1%) nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tồn kho cà phê Robusta do sàn London Chứng nhận và theo dõi cấp phát, tính đến thứ sáu ngày 22/9 đã tăng thêm 4.160 tấn, tức tăng 10,74 % so với một tuần trước đó, lên đăng ký ở mức 42.890 tấn (khoảng 714.833 bao, bao 60 kg), ghi nhận mức tăng rất mạnh, chủ yếu từ nguồn cung vụ mới năm nay của Brazil.

Nấm hồng hại cây cà phê phát sinh trong điều kiện nào?

Nguyên nhân gây bệnh do nấm có tên là Coricium salmonicolor gây ra. Bệnh xuất hiện chủ yêu trên cành cây tại vị trí phân giáp với phần thân hoặc là cành mọc ngang là những cành mang trái. Triệu chứng ban đầu là xuất hiện một số đốm có màu hồng nhạt, nhẵn.

Về sau những vết bệnh này bắt đầu phát triển mạnh hơn và dày hơn có màu hồng đậm. Trên mặt vết bệnh có những bào tử nấm hồng nhạt sờ vào có cảm giác khá mịn, khi cây bị bệnh nặng những vết bệnh này bắt đầu chuyển sang màu trắng xám lan nhanh ra hết cành.

Nấm hồng phát sinh trong điều kiện khí hậu nhiệt độ và ẩm độ cao, có nhiều ánh sáng bệnh thường xuất hiện ở tầng giữa và tầng trên của cây cà phê. 

Ở các tỉnh Tây Nguyên bệnh nấm hồng phát sinh mạnh vào thời điểm tháng 6 – 8 phát triển mạnh nhất vào tháng 9. Thời tiết nóng ẩm của mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho nấm phát sinh mạnh. 

Giá cà phê ngày 25/9: Áp lực giảm vẫn đè nặng hai sàn, giá cà phê trong nước áp sát 67.000 đồng/kg - Ảnh 4.

Biện pháp phòng trừ và cách trị bệnh nấm hồng

Tạo sự thông thoáng cho vườn cà phê bằng cách giảm bớt độ ẩm bên trong tán lá và tăng cường ánh sáng trực tiếp trực xạ trên vườn cây. Trồng cà phê với mật độ hợp lý, cắt bỏ những cành nằm khuất bên trong tán lá hoặc những cành bị sâu bệnh gây hại.

Bố trí hệ thống thoát nước một cách hợp lý nhất để tránh ngập úng và giảm độ ẩm khi mùa mưa đến tránh việc tạo điều kiện thuận lợi cho nấm gây bệnh phát triển.

Cắt bỏ hết những cành cây đã bị bệnh tấn công mang chúng ra khỏi vườn tiêu hủy sạch.

Kiểm tra vườn cà phê thường xuyên khi có dấu hiệu của bệnh xuất hiện cần có biện pháp sử lý kịp thời, dùng thuốc hóa học phun để điều trị sớm nhất.

Khi bệnh phát sinh trên những cây lớn cần dùng thuốc bảo vệ thực vật thì chọn mua những loại như Bordeaux, Saizole 5SL, Anvil 5SC… pha với nồng độ 5% để quét lên trên cành hai lần mỗi lần quét cách nhau 10 ngày.

Khi phát hiện bệnh phát sinh trên cành cây nhỏ bạn hãy pha thuốc với tỉ lệ hướng dẫn chi tiết trên bao bì vào vùng cây bị bệnh, pha thêm 2% SK Enspray 99EC lượng phun định kỳ 14 ngày một lần đến khi bệnh khỏi hẳn.

Trường hợp bệnh nấm hồng lây lan trên cây cà phê với diện rộng cần phun thuốc hóa học để diệt trừ và sau khi cây khỏi cần cần áp dụng những biện pháp chăm sóc cho cây để cây phục hồi.


 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem