Gia Cát Lượng thần cơ diệu toán là vậy, vì sao Lưu Bị hiếm khi để ông ra trận?

Thứ sáu, ngày 24/09/2021 06:59 AM (GMT+7)
Gia Cát Lượng (181 – 234), biểu tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, là Thừa tướng, công thần khai quốc, nhà chính trị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, nhà giáo dục, và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc.
Bình luận 0
Gia Cát Lượng thần cơ diệu toán là vậy, vì sao Lưu Bị hiếm khi để ông ra trận? - Ảnh 1.

Gia Cát Lượng là biểu tượng của lòng trung nghĩa và trí tuệ anh minh. Ảnh: Sohu

Trong thời Tam Quốc, anh hùng xuất hiện rất nhiều, mỗi người đều có những điểm mạnh riêng biệt, tuy nhiên trong số đó ấn tượng nhất phải kể đến Gia Cát Lượng. Ông là người đã giúp Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc Tam quốc, liên minh Thục-Ngô chống Ngụy. Gia Cát Lượng được cho là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời đại của mình, và được so sánh với một chiến lược gia tài ba khác của Trung Quốc là Tôn Tử.

Trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, người đọc chắc hẳn quen thuộc với một loạt sự kiện thể hiện mưu trí "thần thánh" của Gia Cát Lượng như "thuyền cỏ mượn tên", cùng Chu Du bày mưu phóng hoả, lập đàn hô phong hoán vũ để gọi gió đông, đặt phục binh ở hẻm Hoa Dung đón đầu Tào Tháo, thừa cơ nẫng tay trên chiếm cả Giang Lăng và Tương Dương khiến Chu Du phát uất thổ máu. Thậm chí, Chu Du bị Gia Cát Lượng 3 lần chọc tức, phải than rằng: "Trời sinh Du sao còn sinh Lượng?" rồi thổ huyết mà chết.

Gia Cát Lượng thần cơ diệu toán là vậy, vì sao Lưu Bị hiếm khi để ông ra trận? - Ảnh 2.

Gia Cát Lượng đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp thống nhất Trung Quốc của nhà Thục Hán. Ảnh: Sohu

Tài năng, mưu trí như vậy, tại sao Gia Cát Lượng hiếm khi được Lưu Bị cho ra trận, chủ yếu là do 2 nguyên nhân sau.

Đầu tiên, trong những lần ông ra trận, chúng ta có thể thấy Gia Cát Lượng thường xuyên sử dụng xe lăn để di chuyển, điều này chứng minh rằng ông không có sức khỏe tốt, có thể mắc bệnh viêm khớp. Ngoài ra, đất Thục vốn nổi tiếng khó khăn, hiểm trở, chiến trường thay đổi gấp gáp, Gia Cát Lượng không tiện di chuyển, nên việc ra chiến trường không dễ dàng gì.  Sau này, Gia Cát Lượng mới 54 tuổi đã qua đời vì bệnh, có thể thấy ông thể tạng không khỏe, người mắc nhiều bệnh, và bệnh viêm khớp có lẽ là một trong số đó.

Thứ hai, không chỉ sở hữu trí tuệ tuyệt vời, Khổng Minh còn nổi tiếng với tấm lòng tận trung báo quốc, "cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi". Mà trên thực tế, Thục Quận và Hán Trung lại là căn cứ địa của Lưu Bị, nhất định phải cử người thân tín canh giữ. Chính thế nên Lưu Bị rất cần Gia Cát Lượng ở lại để giải quyết sự vụ, giúp ông có thể yên tâm khi xuất trận.

Có thể thấy, Gia Cát Lượng là một chiến lược gia hiếm có, tài đức song toàn với tài năng "xuất quỷ nhập thần", đoán mưu lập kế, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Đáng tiếc là Lưu Bị dẫn quân ra trận nhưng lại thất bại trở về khiến nước Thục mất đi nhiều nhân tài trẻ tuổi, sức mạnh quân sự của Thục Hán cũng bắt đầu suy yếu, dần dần thua kém Ngụy và Ngô.

Lê Phương (Sohu)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem