Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tháng 8/2023, giá lợn hơi trên cả nước có xu hướng giảm, xuống dưới mốc 60.000 đồng/kg. Hiện giá lợn hơi tại khu vực miền Bắc dao động trong khoảng 58.000- 59.000 đồng/kg, giảm 2.000-3.000 đồng/ kg so với cuối tháng trước.
Giá lợn hơi miền Trung, Tây Nguyên hiện dao động trong khoảng 57.000-58.000 đồng/kg, giảm 2.000-3.000 đồng/kg. Giá lợn hơi miền Nam hiện dao động trong khoảng 56.000 58.000 đồng/kg, giảm từ 1.000-2.000 đồng/ kg.
Giá lợn giảm là do bước vào tháng 7 âm lịch là mùa ăn chay, theo quy luật của thị trường, đây là thời điểm tiêu thụ thịt lợn thấp nhất trong năm. Cùng với đó, tiêu thụ của các trường học đang ở mức thấp do bước vào giai đoạn nghỉ hè. Tuy nhiên, đây là mức giá vẫn cao hơn nhiều so với những tháng trước đó.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo, năm 2023, nguồn cung lợn sẽ không có biến động lớn vì nhiều hộ chăn nuôi khó tái đàn ngay lập tức với quy mô lớn sau khi đã chịu lỗ trong hai năm liên tiếp. Bên cạnh đó, lạm phát duy trì ở mức thấp, mức lương cơ bản gia tăng có thể là yếu tố hỗ trợ cho tiêu thụ cuối năm dù giá thực phẩm đã tăng nhẹ. Ngoài ra, việc giá thức ăn chăn nuôi đang hạ nhiệt cũng là một yếu tố hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
Một yếu tố hỗ trợ khác là làn sóng dịch bệnh mới cùng với lũ lụt tại Trung Quốc có thể làm giảm nguồn cung, đẩy giá thịt lợn ở nước này tăng trở lại, điều này có thể ảnh hưởng một phần đến thị trường lợn của Việt Nam.
Trong bối cảnh giá lợn hơi giảm thì nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam lại tăng. Tháng 7/2023, Việt Nam nhập khẩu 13.180 tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, trị giá 35,37 triệu USD, tăng 31,5% về lượng và tăng 63,9% về trị giá so với tháng 7/2022, đây là tháng thứ 3 liên tiếp lượng thịt lợn nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2022. Giá nhập khẩu thịt lợn trung bình về Việt Nam đạt 2.683 USD/tấn, tăng 24,6% so với tháng 7/2022.
Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh của Việt Nam đạt 54.760 tấn, trị giá 142,61 triệu USD, tăng 20,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Bên cạnh đó, xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam tiếp tục tăng nhờ các doanh nghiệp, người chăn nuôi thực hiện tốt các chuỗi chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 7/2023, xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt đạt 1.870 tấn, trị giá 8,04 triệu USD, tăng 21% về lượng và tăng 12,3% về trị giá so với tháng 7/2022. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 12.240 tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 57,51 triệu USD, tăng 20,7% về lượng và tăng 37,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trong 7 tháng đầu năm 2023, thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là các chủng loại như: Thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt khác và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm…
Ngoại trừ thịt lợn, nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 7/2023, Việt Nam nhập khẩu 60.820 tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, với trị giá 124,85 triệu USD, giảm 1,1% về lượng và giảm 11,2% về trị giá so với tháng 7/2022, đây là tháng giảm đầu tiên sau 5 tháng liên tiếp lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2022.
Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 356.400 tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 723,03 triệu USD, tăng 1,6% về lượng, nhưng giảm 8,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trong tháng 7/2023, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ 44 thị trường trên thế giới. Trong đó, Ấn Độ, Nga, Brazil, Mỹ và Hàn Quốc là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt cho Việt Nam.
Tháng 7/2023, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu các chủng loại thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm; phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt trâu tươi đông lạnh; thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh…
Trong đó, nhập khẩu thịt gia cầm, thịt trâu và thịt bò có xu hướng giảm; trong khi nhập khẩu thịt lợn và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2022.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.